• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

Ngành Cao đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học

TÊN NGÀNH: KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC   

MÃ NGÀNH: 6720601

THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 NĂM   

BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN THỰC HÀNH KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật hình ảnh y học trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong y học, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đây là các kỹ thuật cần sự cẩn thận, độ chính xác cao. Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng bức xạ hoặc vật lý xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân như máy X-Quang, siêu âm, CT… hoặc sử dụng hóa chất phụ trợ cho việc in ấn ảnh như máy rửa phim, in phim do đó yêu cầu về an toàn chính xác rất khắt khe, yêu cầu tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc an toàn điện, an toàn bức xạ.

2. Kiến thức

– Vận dụng được những kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức chuyên ngành trong giải thích cơ chế, nguyên tắc, quy trình thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh;

–  Trình bày được các nguyên lý hoạt động của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh

– Giải thích được được đặc điểm cấu tạo của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như: máy X – quang thường qui, máy X – quang KTS, máy X – quang C – Arm, máy chụp mạch, máy chụp cắt lớp, máy rửa phim, máy in phim, máy siêu âm;

– Phân tích và vận dụng được kiến thức về các nguyên lý, quy tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại trang thiết bị thuộc ngành Kỹ thuật hình ảnh y học,

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định, kiến thức luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.

3. Kỹ năng

– Vận hành, sử dụng được thiết bị chẩn đoán hình ảnh đúng quy định;

– Thực hiện được các kỹ thuật X – quang thông thường và X – quang có dùng thuốc cản quang;

– Thực hiện được các kỹ thuật chụp cắt lớp trên máy chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ,

– Sử dụng thành thạo, bảo quản các trang thiết bị trong khoa Chẩn đoán hình ảnh

– Tham gia công tác tổ chức và quản lý khoa CĐHA theo quy định,

– Thực hiện tốt các kỹ năng giao tiếp phù hợp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp,

– Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng,

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh, tôn trọng quyền của người bệnh;

– Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;

– Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;

– Thể hiện thái độ tỷ mỉ, chính xác, thận trọng và tôn trọng người bệnh khi thực hành các kỹ thuật hình ảnh y học;

– Thể hiện ý thức bảo vệ, an toàn phóng xạ cho bản thân và những người chung quanh.

– Thể hiện ý thức sử dụng hiệu quả, an toàn các thuốc, hóa chất và trang thiết bị trong khi thực hiện chuyên ngành.

– Có ý thực phát triển nghề nghiệp, học tập liên tục và suốt đời

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Học xong chương trình này, người học có đủ điều kiện chuyên môn để được tuyển dụng vào làm việc tại:

– Các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc các cơ sở y tế ngoài công lập có khoa chẩn đoán hình ảnh.

– Các cơ sở đào tạo về hình ảnh y học.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề kỹ thuật hình ảnh y học trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

* ĐIỂM ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

–  Đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm,  tâm huyết, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong giảng dạy cũng như tham gia nhiều hoạt động hợp tác, kết nối đào tạo

– Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế, lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành bệnh viện.

– Các chương trình ngoại khóa, hội thảo được thường xuyên tổ chức giúp sinh viên giao lưu, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ tích cực về ngành nghề và tham gia phục vụ cộng đồng.

– Cơ sở thực hành: Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo

Ngành Cao đẳng Hộ sinh

TÊN NGÀNH: CAO ĐẲNG HỘ SINH

 MÃ NGÀNH: 6720303

 THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 NĂM

 BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN THỰC HÀNH HỘ SINH 

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường; tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc của nghề hộ sinh được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi; khoa Sản các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; trung tâm y tế tuyến huyên; các trạm y tế xã, phường và cộng đồng. Cường độ làm việc của người hộ sinh tương đối cao, đòi hỏi sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cao để đạt được sự hài lòng của người bệnh. Để đảm bảo công việc của nghề hộ sinh được tốt thì cần có môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị y tế và các nội quy, quy định nơi làm việc của hộ sinh.

Để hành nghề, người hộ sinh cần có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm. Ngoài ra, người hộ sinh phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc

2. Kiến thức

– Trình bày được các quy định của pháp luật trong công tác chăm sóc người bệnh, quy định về Luật khám chữa bệnh để hành nghề theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn trong phạm vi quy định của nghề nghiệp;

– Xác định được vai trò, phạm vi thực hành nghề nghiệp của người Hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh;

– Giải thích được nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Trình bày được kiến thức trong lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh, xã hội, y tế công cộng và đạo đức nghề nghiệp làm nền tảng để chăm sóc thích hợp cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và gia đình của họ phù hợp với các yếu tố văn hóa của cộng đồng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

– Giao tiếp, phối hợp có hiệu quả với bác sĩ, đồng nghiệp, khách hàng trong học tập và công tác chăm sóc người bệnh. Thực hiện được công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe sinh sản có hiệu quả tại cơ sở y tế và cộng đồng.

– Chăm sóc bà mẹ trước khi mang thai có chất lượng cao, giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa cộng đồng. Hỗ trợ việc kế hoạch hóa gia đình hoặc kết thúc thai nghén theo quy định của luật pháp và hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

– Chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén có chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ tốt nhất; dự phòng và phát hiện sớm tai biến sản khoa để xử trí hoặc chuyển tuyến kịp thời;

– Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ với chất lượng cao; đỡ đẻ sạch, an toàn; xử trí, cấp cứu đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và trẻ sơ sinh;

– Chăm sóc toàn diện, chất lượng cao cho bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh theo phân cấp chăm sóc;

– Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ; xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

– Lập được kế hoạch, thực hiện quy trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

– Thực hiện sơ cứu, cấp cứu được sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; phát hiện những biến chứng thuộc lĩnh vực sản phụ khoa để phối hợp bác sĩ giải quyết tại tuyến y tế cơ sở hoặc chuyển tuyến trên kịp thời, an toàn;

– Quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; quản lý thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Tuân thủ đúng các quy định về y đức, quy chế chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực hộ sinh và các quy định khác của ngành y tế;

– Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

– Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ phá thai và kế hoạch hóa gia đình.

– Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén;

– Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ;

– Chăm sóc bà mẹ sau sinh;

– Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Hộ sinh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

* ĐIỂM ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

– Đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm,  tâm huyết, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong giảng dạy cũng như tham gia nhiều hoạt động hợp tác, kết nối đào tạo

– Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế, lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành bệnh viện.

– Các chương trình ngoại khóa, hội thảo được thường xuyên tổ chức giúp sinh viên giao lưu, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ tích cực về ngành nghề và tham gia phục vụ cộng đồng.

– Cơ sở thực hành: Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo

Ngành Cao đẳng kỹ thuật Xét nghiệm Y học

TÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC   

MÃ NGÀNH: 6720602

THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 NĂM   

BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN THỰC HÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

1. Giới thiệu chung về ngành nghề

Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng là ngành, nghề sử dụng những phương pháp, máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại để nhận định các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện và cung cấp những bằng chứng giúp bác sĩ có khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người sử dụng dịch vụ xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc xét nghiệm gồm: tiếp đón, lấy hoặc nhận bệnh phẩm, pha hóa chất, thuốc thử, chuẩn bị các dụng cụ, máy móc, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, kiểm duyệt, nhận định, bảo quản và trả kết quả. Công việc của nghề chủ yếu được thực hiện ở phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm, từ trung ương đến địa phương, các trường đào tạo chuyên ngành về sức khỏe, các cơ quan/tổ chức có hoạt động về xét nghiệm, các trung tâm CDC,…

Điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với người sử dụng dịch vụ xét nghiệm là người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ, nhân viên y tế; hóa chất, sinh phẩm y tế, mẫu bệnh phẩm, thiết bị máy móc có độ chính xác cao nên đòi hỏi người kỹ thuật viên xét nghiệm luôn phải nắm chắc kiến thức nghề, có khả năng giao tiếp tốt, chịu đựng với áp lực công việc, tỷ mỷ, thận trọng, trung thực, chính xác và có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, pháp luật. Sản phẩm là kết quả các xét nghiệm yêu cầu nhanh chóng, đảm bảo chính xác và an toàn.

Người kỹ thuật viên xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm và nhận định, phân tích kết quả các xét nghiệm cơ bản thuộc lĩnh vực: Vi sinh ký sinh trùng; hóa sinh, miễn dịch; huyết học truyền máu; giải phẫu bệnh và tế bào. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, khả năng giao tiếp hiệu quả, tinh thần trách nhiệm cao và tác phong thận trọng, chính xác; khả năng tự học tập, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Kiến thức

– Trình bày được kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho công việc kỹ thuật xét nghiệm y học;

– Giải thích được cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý; kiến thức y học chuyên ngành phục vụ cho công việc;

– Trình bày được sự tác động của môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe;

– Giải thích được nguyên lý, cơ chế các xét nghiệm hóa sinh miễn dịch, huyết học truyền máu, vi sinh – ký sinh trùng, tế bào – mô bệnh học thông thường phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;

– Phân tích được nguyên tắc, phương pháp pha chế một số dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường;

– Giải thích được các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng, an toàn sinh học và quản lý chất lượng xét nghiệm;

– Trình bày được phương pháp luận khoa học trong công tác nghiên cứu khoa học;

– Vận dụng các kiến thức về chính sách, pháp luật và quy định về chuyên môn nghiệp vụ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, đồng nghiệp, người bệnh và nhân dân trong điều kiện chuyên môn cụ thể;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

– Pha chế thành thạo một số dung dịch đệm, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường, sử dụng được các bộ thuốc thử (kit) phục vụ cho công tác xét nghiệm;

– Làm thành thạo các xét nghiệm cơ bản về huyết học truyền máu, hóa sinh miễn dịch, vi sinh ký sinh trùng, xét nghiệm tế bào phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;

– Định danh được các vi sinh vật gây bệnh thường gặp; nhận định và phân tích được kết quả xét nghiệm sinh hóa miễn dịch, huyết học truyền máu cơ bản; xác định được tế bào mô bệnh học trong tổn thương dạng viêm và u một số mô của cơ thể;

– Tổ chức được xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng một cách độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp;

– Sử dụng và bảo quản được các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng trong phòng xét nghiệm;

– Kiểm soát được lây nhiễm, xử lý rác thải theo đúng quy định về an toàn sinh học phòng xét nghiệm;

– Ghi chép, vào sổ, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;

– Tham gia công tác quản lý phòng xét nghiệm, chất lượng phòng xét nghiệm;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát các nhân viên trong nhóm, trong tổ hoặc các sinh viên thực tập thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn xác định;

– Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

– Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Tuân thủ các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật xét nghiệm, quy trình bảo đảm chất lượng xét nghiệm; các quy định về an toàn lao động, an toàn sinh học, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo quy định của pháp luật;

– Xây dựng môi trường làm việc an toàn hiệu quả;

– Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Tiếp đón và trả kết quả;

– Tiếp nhận, lấy mẫu và xử lý mẫu;

– Xét nghiệm huyết học truyền máu;

– Xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch;

– Xét nghiệm vi sinh ký sinh trùng;

– Xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào.

6. Khả năng học tập nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

* ĐIỂM ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

– Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết, yêu nghề.

– Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế, lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành bệnh viện.

– Cơ sở thực hành: Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo

– Hợp tác trong và ngoài nước: liên kết đào tạo, giao lưu học hỏi cùng các chuyên gia đầu ngành, tham gia thành viên các tổ chức chuyên ngành xét nghiệm trong và ngoài nước.

HĐQT TỔNG CÔNG TY GẶP MẶT CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CĐ Y DƯỢC HỢP LỰC NHÂN KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 – 20/11/2023)

 
Chiều ngày 17/11/2023, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã có buổi gặp mặt và làm việc với cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực nhân ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023). Đây là dịp để HĐQT Tổng Công ty cùng đội ngũ các cán bộ, giảng viên gặp gỡ, ôn lại chặng đường 14 năm hình thành, phát triển của nhà trường và tôn vinh giá trị nghề nghiệp.
Tham dự chương trình có: GS.TS Nguyễn Văn Đệ – Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; TS Nguyễn Bảo Uyên – Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; TTƯT.BSCKII Lê Hữu Uyển – Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch HĐQT nhà trường; ThS. Nguyễn Thị Hoa – Hiệu trưởng nhà trường; đại diện BGĐ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, BGĐ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hợp Lực, đại diện Ban giám hiệu và hơn 100 cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực.
Mở đầu buổi gặp mặt, thay mặt ban giám hiệu Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực, ThS Nguyễn Thị Hoa – Hiệu trưởng trường đã báo cáo tổng kết 14 năm hoạt động của nhà trường. Theo đó, trải qua 14 năm xây dựng và trưởng thành, Trường cao đẳng y dược Hợp Lực đã nỗ lực không ngừng để phát triển và đạt nhiều thành tích nổi bật: Trong hơn thập kỷ qua nhà trường đã đào tạo được hơn 10.000 học sinh sinh viên tốt nghiệp, đây là nguồn nhân lực quan trọng, góp phần đóng góp nguồn nhân lực chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong cả nước; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên được chú trọng; cơ sở vậy chất – trang thiết bị được đầu tư đồng bộ. Đặc biệt, đánh dấu bước ngoặt của nhà trường, ngày 10/11/2023, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận cho phép nhà trường được đào tạo thêm 3 mã ngành Cao đẳng: Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật Hình ảnh Y học, Hộ sinh, nâng tổng số ngành đào tạo của nhà trường lên thành 6 ngành.
Sau khi nghe báo cáo của ThS Nguyễn Thị Hoa, GS.TS Nguyễn Văn Đệ đã gửi lời chúc mừng đến tập thể Cán bộ, giáo viên, Sinh viên nhà trường nhân kỷ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam và hoan nghênh kết quả mà nhà trường đã đạt được trong thời gian qua; mặc dù gặp không ít khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng thầy trò nhà trường đã quyết tâm vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, TS Nguyễn Bảo Uyên tuyên dương những thành tích mà BGH, CBGV Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực đạt được trong những năm qua, nêu cao tinh thần sáng tạo, tích cực, nhiệt huyết của các thầy cô nhà trường. Đồng thời TS Nguyễn Bảo Uyên đã nêu ra một số hạn chế, đề nghị nhà trường sớm khắc phục để kết quả đào tạo ngày càng chất lượng, toàn diện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành Y tế.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện các cán bộ giảng viên, đại diện các đơn vị thành viên đã có những chia sẻ và cảm ơn đến HĐQT Tổng Công ty đã luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để nhà trường, bệnh viện ngày càng phát triển.
Kết luận chỉ đạo cuộc gặp mặt, GS.TS Nguyễn Văn Đệ đề nghị BGH, CBGV nhà trường tiếp thu các ý kiến đóng góp, cần tích cực học tập, rèn luyện, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất để xứng đáng là những tấm gương sáng rèn đức, luyện tài. Chủ tịch tin tưởng rằng, Hội đồng quản trị nhà trường, Ban giám hiệu sẽ phát huy thế mạnh mô hình đào tạo Viện – Trường kết hợp, phấn đầu trở thành trường Đại học tư thục đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa theo đúng đề án chủ trường Hội đồng Quản trị Tổng Công ty đề ra.
————————————————-
Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực
Địa chỉ: 595 Nguyễn Chí Thanh, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
– Điện thoại: 84 237 3854 848 – 094 610 1633
– Email: cdyd@hoplucgroup.com
– Website: cdyduochopluc.edu.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/truongcaodangyduochopluc

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NĂM 2023

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NĂM 2023 CÁC NGÀNH:

– Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học

– Cao đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học

– Cao đẳng Hộ sinh

Lựa chọn phương pháp tổ chức dạy học thực hành nghề

Thông thường, một quá trình dạy học thực hành nghề trải qua 3 giai đoạn: 1) giai đoạn chuẩn bị, 2) giai đoạn thực hiện và 3) giai đọan kết thúc. Riêng trong giai đoạn thực hiện, các phương pháp tổ chức dạy học cụ thể được vận dụng một cách khoa học tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của bài dạy. Các phương pháp tổ chức dạy học thực hành chủ yếu được xây dựng dựa theo quan điểm của Thuyết hành vi của D.Watson (Behavioral theories – D.Watson), lấy việc lặp đi lặp lại nhiều lần các thao, động tác kết hợp quá trình tư duy để hoàn thiện dần các các thao, động tác, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

Đối với giai đoạn thực hiện trong quá trình tổ chức các bài dạy, có 3 phương pháp tổ chức dạy học cơ bản: Phương pháp tổ chức dạy thực hành 4 bước, phương pháp tổ chức dạy thực hành 3 bước và phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước.

Trong quá trình tổ chức các bài dạy thực hành, căn cứ vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của các bài dạy, giáo viên sẽ lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học đối với một bài thực hành cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.

  1. Khái quát các loại bài dạy thực hành nghề

Bài dạy thực hành là loại bài học phổ biến trong đào tạo nghề nghiệp, tuỳ mục tiêu và tính chất của hoạt động dạy và hoạt động học, trong quá trình đào tạo nghề thường có các loại bài học sau:

1.1. Bài thực hành cơ bản: Là loại bài học được thực hiện ở trong phòng thực hành xưởng thực hành của trường nhằm giúp HSSV luyện tập hình thành các kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp

1.2. Bài thực hành nâng cao: Là loại bài học nhằm giúp cho HS-SV luyện tập những kỹ năng chuyên sâu cho nghề nghiệp sau này

1.3. Bài thực hành sản xuất: Là loại bài học có tính chất và nội dung học tập gắn với môi trườngthực tiễn, được thực hiện ở trong xưởng trường hoặc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

  1. Thực trạng phương pháp tổ chức dạy học thực hành nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Các chương trình dạy nghề đang sử dụng hiện nay được xây dựng bao gồm: 1) các mô đun đào tạo kỹ năng nghề cơ bản, 2) các mô đun đào tạo kỹ năng nghề nâng cao và 3) mô đun thực tập sản xuất. Theo khoa học sư phạm dạy nghề, căn cứ vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của các bài dạy trong các mô đun đề cập ở trên giáo viên phải lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.

Thực tế hiện nay, phương pháp tổ chức các bài học trong các mô đun đào tạo kỹ năng nghề cơ bản và trong các mô đun đào tạo kỹ năng nghề nâng cao chưa có sự phân biệt rõ ràng, các bài dạy được tổ chức theo chu trình cơ bản là giống nhau. Do vậy, quá trình tổ chức các bài học chưa thật sự phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

  1. Các phương pháp tổ chức dạy học thực hành

3.1. Phương pháp tổ chức dạy học thực hành 4 bước

Phương pháp tổ chức dạy thực hành 4 bước được xây dựng dựa trên quan điểm của thuyết hành vi và được tổ chức thành 4 bước, có sự trình diễn của giáo viên. Phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc giáo viên diễn trình làm mẫu, học sinh làm theo và sau đó tiến hành luyện tập.

Phương pháp 4 bước là một phương pháp quan trọng trong dạy thực hành, đặc biệt thích hợp để giảng dạy các bài thực hành cơ bản.

Kiểu phương pháp dạy thực hành 4 bước có cấu trúc như sau:

Bước 1:  Thông tin mở đầu bài dạy

– Ổn định lớp, tạo không khí học tập;

– Gây động cơ học tập;

– Cung cấp thông tin khái quát về bài thực hành, những kiến thức sơ bộ;

– Xác định các nhiệm vụ của HS, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, quy trình, thời gian);

– Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu của HS.

Bước 2:  Giáo viên làm mẫu và giải thích

– Đảm bảo cho toàn bộ HS có thể quan sát được.

– Làm mẫu với với tốc độ vừa phải theo trình tự lo-gic kết hợp với giảng giải/ giải thích cách thực hiện cụ thể, ngắn gọn, tránh rườm rà.

– Đặt câu hỏi trong khi làm mẫu nhằm thúc đẩy sự suy nghĩ và lôi kéo sự chú ý của HS vào những điểm chính.

– Nhấn mạnh những điểm chính.

– Một thao tác có thể được làm mẫu một vài lần nếu cần thiết.

Bước 3Học sinh làm lại và giải thích

Mục đích của bước này là kiểm tra sự tiếp thu của HS những nội dung vừa quan sát. Nội dung của bước này là:

– HS mô tả lại các bước công việc vừa được quan sát.

– HS làm lại các bước công việc cùng với giải thích.

– GV kiểm tra, điều chỉnh các thao tác cho HS.

Bước 4:  Học sinh luyện tập

Mục đích của bước này là HS luyện tập kỹ năng. Nội dung của bước này là: HS luyện tập; GV giám sát, kiểm tra, giúp đỡ HS.

Sau khi học sinh đã nắm vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân và giáo viên tiếp tục theo dõi để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành.

3.2. Kiểu phương pháp dạy thực hành 3 bước (thực hành theo quy trình)

Khi HS đã có một số những kỹ năng về hoạt động của nghề, nhằm luyện tập những kỹ năng cao hơn hoặc những kỹ năng cơ bản thì GV sử dụng phương pháp dạy thực hành 3 bước. Kiểu phương pháp dạy thực hành 3 bước có cấu trúc như sau:

Bước 1:  Thông tin mở đầu bài dạy

– Ổn định lớp, tạo không khí học tập;

– Gây động cơ học tập;

– Cung cấp thông tin khái quát về bài thực hành, những kiến thức sơ bộ;

– Xác định các nhiệm vụ của HS, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, quy trình, thời gian);

– Xác định các yêu cầu về chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu.

 Bước 2:  Trình bày lý thuyết và những điều kiện về bài thực hành

– GV trình bày nội dung lý thuyết về công việc thực hành: Trình bày sơ đồ nguyên lý, các bản vẽ kỹ thuật, công nghệ gia công,…

–  GV trình bày quy trình hướng dẫn luyện tập. Quy trình hướng dẫn luyện tập có nhiều dạng, song cần phải có những nội dung cơ bản sau:

+ Các điều kiện cần thiết cho việc thực hành;

+ Nội dung các bước thực hiện; hướng dẫn công nghệ; tiêu chuẩn thực hiện từng bước công việc, thời gian; dụng cụ, thiết bị cho từng bước công việc.

– Phân nhóm, giao nhiệm vụ.

– Lưu ý các vấn đề về an toàn, vệ sinh công nghiệp.

Bước 3:  Tổ chức luyện tập

– Học sinh luyện tập theo quy trình hướng dẫn.

– Giáo viên quan sát giúp đỡ.

3.3. Phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước

Sau khi học sinh đã hình thành được kỹ năng thực hành nghề qua quá trình học tập, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước để giúp cho học sinh tiếp tục hình thành được kỹ xảo nghề nghiệp dựa trên việc tự lực luyện tập. Phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước xây dựng trên cơ sở của lý thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn và thông tin tài liệu để kích thích học sinh độc lập, hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập. Các bước của phương pháp này gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin. Học sinh độc lập thu nhận thông tin để biết nội dung của công việc cần làm.

Bước 2: Lập kế hoạch làm việc. Học sinh độc lập hoặc hợp tác theo nhóm để tự lập kế hoạch làm việc cho công việc của cá nhân hay của nhóm.

Bước 3: Trao đổi chuyên môn với giáo viên. Học sinh trao đổi chuyên môn với giáo viên về việc xác định con đường hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị các phương tiện máy móc…

Bước 4: Thực hiện nhiệm vụ. Bước này học sinh tự tổ chức lao động để thực hiện nhiệm vụ của cá nhân hay của nhóm.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá. Học sinh tự kiểm tra, đánh giá về nhiệm vụ được hoàn thành có đúng như nhiệm vụ đề ra ban đầu.

Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Học sinh trao đổi chuyên môn để tổng kết kết quả đạt được, xác định những điểm nào cần phát huy, những điểm nào có thể cải tiến để làm tốt hơn cho lần sau.

Phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước đã tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập, học sinh đã thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học nên có điều kiện phát huy tối đa tinh thần tự lực, nỗ lực bản thân. Khi sử dụng phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước giáo viên chỉ đóng vai trò người quan sát và tư vấn cho học sinh khi họ có nhu cầu.

Trong dạy học thực hành, phương pháp tổ chức dạy 6 bước có thể được áp dụng cho dạy học thực hành nâng cao, thực tập sản xuất và nếu khéo léo có thể sử dụng hiệu quả trong dạy học thực hành các quy trình.

Kết luận:

Trong các chương trình dạy nghề hiện nay, tỷ trọng các nội dung học tập thực hành nghề thường chiếm từ 70-80% tổng khối lượng thực hiện của chương trình. Trong đó, các nội dung dạy học thực hành (trong các môn học, mô đun) được xây dựng theo yêu cầu từ thực hành cơ bản, thực hành nâng cao và thực hành sản xuất. Do vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện các bài dạy nghề, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của các bài dạy để lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học đối với các bài thực hành cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.

Nguồn giáo dục nghề nghiệp

Chương trình đào tạo cao đẳng dược chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG DƯỢC

Tên ngành, nghề đào tạo:   Dược

          Mã ngành, nghề: 6720201

          Trình độ đào tạo: Cao đẳng

          Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

            Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

          Chức danh công nhận sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Dược

          Thời gian đào tạo toàn khóa: 3 năm

          Phương thức đào tạo: Tín chỉ

 Giới thiệu chung về ngành, nghề

Dược trình độ cao đẳng là ngành, nghề liên quan tới thuốc và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Các công việc chủ yếu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc; bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề Dược trình độ cao đẳng gồm 5 lĩnh vực: Đảm bảo và kiểm tra chất lượng thuốc; Sản xuất, pha chế thuốc; Bảo quản thuốc; Quản lý và cung ứng thuốc; Dược bệnh viện tương ứng với 10 vị trí việc làm phổ biến. Mỗi vị trí việc làm có phạm vi công việc và nhiệm vụ đặc thù riêng như:

– Kiểm nghiệm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm: lấy và xử lý mẫu; hủy mẫu kiểm nghiệm; kiểm tra chất lượng mẫu; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và quản lý hoạt động thử nghiệm;

– Đảm bảo chất lượng: giám sát, kiểm tra quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm theo các qui trình chuẩn;

– Bán lẻ thuốc: kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, tư vấn lựa chọn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường-dược liệu, chốt đơn hàng, số lượng hàng hóa đã bán…;

– Chủ quầy thuốc: chọn địa điểm mở quầy, trang thiết bị, các mặt hàng kinh doanh; lựa chọn nhà cung cấp; quyết định đến chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế; quyết định tuyển dụng, tổ chức nhân sự tại quầy thuốc, bán lẻ thuốc-mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu…;

– Kho dược và vật tư y tế: nhập – xuất, sắp xếp, bảo quản thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế; giao hàng, xử lý thuốc bị trả về hoặc thu hồi; thực hiện lao động trong kho, vệ sinh, an toàn kho; kiểm tra, kiểm soát thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng…;

– Thủ kho dược và vật tư y tế: ngoài nhiệm vụ của một nhân viên kho, thủ kho thực hiện công việc tổ chức lao động trong kho; quản lý thuốc – mỹ phẩm- thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất, các loại thiết bị…;

– Marketing – giới thiệu thuốc: phát triển thị trường, giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp dược tới cán bộ y tế của cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc…;

– Công tác dược tại cơ sở y tế: lập dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc – hóa chất – vật tư y tế – dược liệu ; kiểm kê kho; theo dõi, thống kê, báo cáo số liệu thuốc – hóa chất – vật tư y tế – dược liệu; pha chế và kiểm tra chất lượng thuốc; nghiệp vụ dược; bán lẻ thuốc – mỹ phẩm-thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu tại nhà thuốc bệnh viện.

Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm thuốc – mỹ phẩm-thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu, sử dụng, vận hành thiết bị máy móc có độ chính xác cao đòi hỏi người làm nghề dược luôn phải tỷ mỷ, chính xác, thận trọng, thái độ trung thực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Đối với công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là cán bộ y tế, bệnh nhân đòi hỏi người làm nghề ngoài việc nắm chắc kiến thức về thuốc, còn phải rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết trình chuyên nghiệp.

Khối lượng kiến thức: 2.835 giờ (tương đương 112 tín chỉ).

 

Mã MĐ

Tên mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/ Kiểm tra

I

Các mô đun chung

19

435

157

255

23

MĐ01

Chính trị

4

75

41

29

5

MĐ02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MĐ03

Giáo dục thể chất

2

60

05

51

4

MĐ04

Giáo dục quốc phòng và an ninh

3

75

36

35

4

MĐ05

Tin học

3

75

15

58

2

MĐ06

Ngoại ngữ

5

120

42

72

6

II

Các mô đun chuyên môn

93

2400

587

1755

58

II.1

Các mô đun cơ sở ngành

22

495

155

320

20

MĐ07

Vật lý đại cương

2

45

14

29

2

MĐ08

Toán cao cấp – Thống kê y dược

2

45

14

29

2

MĐ09

Sinh học và Di truyền

2

45

14

29

2

MĐ10

Hoá học đại cương – vô cơ

2

45

14

29

2

MĐ11

Vi sinh – Ký sinh trùng

2

45

14

29

2

MĐ12

Giải phẫu – Sinh lý

3

60

29

29

2

MĐ13

Hoá hữu cơ

2

45

14

29

2

MĐ14

Hóa phân tích

3

75

14

59

2

MĐ15

Hoá sinh

2

45

14

29

2

MĐ16

Tiếng anh chuyên ngành dược

2

45

14

29

2

II.2

Mô đun chuyên ngành

69

1815

418

1360

37

MĐ17

Thực vật dược – Đọc và viết tên thuốc

4

90

29

58

3

MĐ18

Bệnh học

4

120

29

89

2

MĐ19

Hóa dược

4

90

28

58

4

MĐ20

Dược liệu

5

120

28

88

4

MĐ21

Dược lý 1

4

90

29

58

3

MĐ22

Dược lý 2

4

90

29

58

3

MĐ23

Bào chế 1

4

90

29

59

2

MĐ24

Bào chế 2

4

90

29

59

2

MĐ25

Kiểm nghiệm

4

90

29

59

2

MĐ26

Quản lý tồn trữ thuốc

2

45

14

29

2

MĐ27

Dược lâm sàng

4

120

29

89

2

MĐ28

Kinh tế dược

3

75

14

59

2

MĐ29

Đảm bảo chất lượng thuốc

2

45

14

29

2

MĐ30

Pháp chế dược – Tổ chức quản lý dược

4

90

29

59

2

MĐ31

Dược học cổ truyền

5

120

29

89

2

MĐ32

Thực tế ngành và Thực tập tốt nghiệp

8

360

0

360

0

II.3

Mô đun tự chọn (chọn 1 trong 3 môn)

2

30

29

0

1

MĐ33

Kỹ năng giao tiếp và tư vấn dược

2

30

29

0

1

MĐ34

Maketting dược

2

30

29

0

1

MĐ35

Quản trị – Kinh doanh dược

2

30

29

0

1

II.4

Thi Tốt nghiệp

4

150

15

150

0

MĐ36

Ôn và thi tốt nghiệp

4

150

15

150

0

Tổng toàn khóa

112

3060

789

2189

82

Những lưu ý khi sử dụng thuốc ở trẻ em

“Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ”. Điều này đúng trong mọi trường hợp và đặc biệt là vấn đề dùng thuốc điều trị.

Khi chưa đến tuổi trường thành, nhất là ở độ tuổi nhi đồng, đặc điểm sinh lý của trẻ em và các cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng thải độc của gan còn chưa đầy đủ, chức năng lọc của thận chưa hoàn chỉnh, cùng với một số men chuyển hóa chưa hoàn hiện và mức độ nhạy cảm của các cơ quan đối với thuốc rất cao… nên vấn đề gặp phải tác dụng phụ của thuốc cũng rất lớn. Về cơ bản, các tác dụng phụ của thuốc ở trẻ em và người lớn là như nhau, nhưng nguy cơ tác dụng phụ ở trẻ em thường để lại hậu quả nặng nề hơn

Ví dụ như kháng sinh – một loại thuốc mà trẻ hay phải sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn, cần lưu ý có một số nhóm thuốc/thuốc không được dùng cho trẻ nhỏ:

 Nhóm phenicol (chloramphenicol…) có thể gây ức chế tủy xương, viêm thần kinh thị giác, hội chứng xanh xám đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng. Nếu dùng kéo dài có thể gây suy tủy, thiếu máu không hồi phục.

– Tetracyclin là kháng sinh không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi, bởi thuốc làm chậm phát triển xương, làm cho răng vàng nâu vĩnh viễn.

– Nhóm aminoglycosid (streptomycin, gentamycin…) nếu dùng ở trẻ sơ sinh có thể gây độc thận, độc thính giác làm ảnh hưởng đến thính lực, thậm chí là điếc…

– Nhóm sulfamid không nên dùng cho trẻ nhỏ vì dễ gây buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn hệ thống tạo máu, vàng da, sỏi thận, độc với thận và đái ra máu…

– Nhóm lincosamid nếu dùng cho trẻ dưới 2 tuổi có thể gây viêm đại tràng giả mạc.

– Nhóm quinolon không sử dụng cho trẻ dưới 16 tuổi vì tác động lên sự phát triển của sụn, khiến trẻ bị lùn.

– Một số tinh dầu chiết xuất từ thảo dược, được cho là lành tính nhưng cũng không dùng cho trẻ. Ngoài trẻ dễ bị kích ứng da, nếu vô tình để tinh dầu đi vào đường thở có thể gây đột ngột co thắt phế quản, gây suy hô hấp, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ em…

Ngoài ra, do khả năng hấp thu thuốc, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc khỏi cơ thể ở mỗi độ tuổi của trẻ cũng khác nhau. Chính vì thế, liều lượng và khoảng cách giữa các liều dùng ở trẻ em khác so với người lớn và cũng khác ở trẻ em ở mỗi độ tuổi. Đó là lý do vì sao không thể chia liều nhỏ của người lớn ra để cho trẻ em uống thuốc.

Trẻ em chưa tự biết phòng ngừa các tác hại từ thuốc, do đó với người chăm sóc trẻ phải hết sức lưu ý:

– Không dùng thuốc trước khi có chỉ định của bác sĩ.

– Tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Tìm hiểu về tác dụng chính – tác dụng phụ của thuốc; liều lượng thuốc; thời điểm uống thuốc.

– Không được pha trộn các loại thuốc với nhau; không cho trẻ uống thuốc chung với sữa, nước trái cây.

– Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo cho bác sĩ ngay.

Cồn Ethanol và Methanol, những điều cần phải biết

– Trên mạng rao bán cồn khử khuẩn với nhiều mức giá khác nhau nhưng nhiều người sử dụng lại chưa phân biệt được 2 loại cồn công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay là ethanol và methanol cả 2 đều được sản xuất bằng phương pháp lên men chưng cất.

1. Phân biệt cồn Ethanol và  Methanol

1.1. Cồn Ethanol
–  Ethanol hay còn được biết đến như một loại rượu etylic hay ancol etylic và biết đến dạng rượu ngũ cốc hay còn gọi là cồn.
– Cồn ethanol được tạo ra dựa vào quá trình lên men của các nguồn hydratcacbon có trong tự nhiên như lúa mì, lúa mạch, đường, ngô, sắn…
– Cồn ethanol được sử dụng khá rộng rãi trong ngành y tế với tác dụng chống vi khuẩn, vi sinh vật bên cạnh đó chúng cũng là thành phần dùng để sản xuất ra thuốc ngủ hay thường gọi là thuốc gây mê cho người bệnh.
– Ethanol khi cháy ngọn lửa có màu xanh ở bên dưới, màu vàng ở phía trên rất dễ nhận biết. Nồng độ ethanol (trong nước) càng lớn thì ngọn lửa càng to và phần lửa màu vàng càng lớn.
– Giá bán : thường cao hơn cồn Methanol
1.2. Cồn Methanol
Methanol là loại dung môi công nghiệp dùng để hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ…  điều chế các loại hóa chất công nghiệp khác.
– Methanol thường được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cenlulose.
– Cồn methanol không tốt cho cơ thể người vì  khi người hít nhiều khí methanol sẽ dẫn đến các tình trạng đau đầu, mệt buồn nôn và giảm thị lực, nặng hơn sẽ bị mù. Co giật, giãn đồng tử nặng nhất có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong mà người ta gọi chung là bị ngộ độc methanol
– Methanol nguyên chất (hoặc lẫn nước với tỉ lệ thấp) khi bắt lửa, ngọn lửa của nó tạo ra có màu xanh nhạt rất khó quan sát, gần như trong suốt dưới ánh sáng mặt trời. Thường thì ta sẽ quan sát thấy methanol cháy khi ở trong bóng tối.
– Giá bán : giá khá rẻ

2. Cồn Ethanol được sử dụng trong y tế công nghiệp

Trong phẫu thuật thì người ta thường dùng ethanol để tiệt trùng các thiết bị dụng cụ phẫu thuật thậm chí là vết thương hở… Bởi vì chúng có tính sát khuẩn cao đồng thời chống lại được các vi khuẩn nấm hay nhiều loại virus khác xâm nhập.

– Ethanol là cồn chính vì thế nó có thể làm đồ uống có cồn khi đó chúng sẽ được điều chế chuyển hóa như một năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng.

– Mặt khác nếu bạn uống quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi nồng độ cồn trong máu vượt quá 0.5% thì sẽ gây hôn mê thậm chí có thể gây tử vong 

– Trong công nghiệp, ethanol còn dùng làm dung môi trong ngành công nghiệp dược phẩm nước hoa hay in ấn, sơn, điện tử, dệt may, pha chế. Đồng thời chúng là một trong những dung môi có tác dụng hoàn hảo giúp làm tan các chất ngăn chặn sự kết tinh của các thành phần trong mỹ phẩm.

– Ethanol được sử dụng làm nhiên liệu cồn hay nói cách khác thường được trộn lẫn với xăng hoặc trong một số quy trình công nghiệp khác. Đặc biệt được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp. Ethanol còn được dùng làm nhiên liệu dùng cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm. Dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.

– Ngoài ra, Ethanol được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các hợp chất hữu cơ khác như dietyl ete, axit axetic,… Etanol là nguồn nguyên liệu hóa học đa dụng. Trong thời gian qua đã được sử dụng với phạm vi thương mại để tổng hợp hàng loạt các mặt hàng hóa chất với sản lượng lớn khác. Hiện nay ethanol đã được thay thế bằng nhiều nguyên liệu hóa dầu khác rẻ tiền hơn.

3. Methanol dễ gây ngộ độc khi lẫn trong đồ uống

– Để sản xuất ra rượu với chi phí rẻ, một số người hòa chung ethanol và methanol vào nhau nhằm tăng độ rượu, tăng thể tích. Nếu uống phải rượu có chứa methanol, nạn nhân dễ bị ngộ độc. Methanol trong cơ thể con người sẽ chuyển đổi thành axit formic. Chất này tích tụ trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng xấu tới tuần hoàn, tổn thương gan, suy thận, tổn thương thần kinh, mù vĩnh viễn thậm chí tử vong.

– Để kiểm tra rượu có chứa methanol không, các bạn có thể thực hiện theo các cách dưới đây.

  • Ngửi đồ uống: Nếu đồ uống có mùi hóa chất mạnh, khó chịu thì nó không an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên không phải tất cả đồ uống nhiễm methanol đều có mùi khó chịu.
  • Kiểm tra với lửa: Nhúng một ít giấy vào đồ uống và đốt. Nếu mẫu thử tạo ra ngọn lửa màu vàng thì đồ uống này không an toàn.
  • Kiểm tra bằng tay: Cho một ít rượu vào lòng bàn tay và cọ xát 2 tay vào nhau. Nếu rượu có chứa methanol thì sau một thời gian ngắn rượu sẽ bốc hơi. Với rượu thật, bạn sẽ thấy tay hơi dính dính.
  • Bỏ vào ngăn đá: Cho rượu vào ngăn đá. Sau 1 ngày lấy ra, nếu rượu có chứa methanol thì chúng sẽ đông cứng, còn rượu thật thì không.
  • Sử dụng giấy quỳ đỏ: Nhúng giấy quỳ đỏ vào trong rượu khoảng 2 – 3 phút. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh, thì trong rượu có chứa methanol và nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu có chứa Methanol :

– Khi nạn nhân bị ngộ độc rượu methanol nên tìm cách để nạn nhân nôn hết ra rồi xát mạnh 2 bên má. Sau đó cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc.

– Nới lỏng áo, quần và để nạn nhân nằm xuống giường, 2 tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái ở nơi thoáng mát nhưng tránh gió lùa trực tiếp.

– Không cho nạn nhân sử dụng thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc trong người và không cho uống Paracetamol vì sẽ làm hại gan.

– Nếu nạn nhân có biểu hiện co giật, hôn mê, thở không đều, quầng mắt, loạn nhịp tim, bị ngã có chảy máu tai… cần lập tức đưa nạn nhân cùng những chất mà họ đã sử dụng (nghi ngờ là tác nhân gây ngộ độc) tới bệnh viện cấp cứu.

Nguồn tổng hợp

10 điều “KHÔNG” cần nhớ với F0 điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà, các F0 ngoài những việc nên làm cũng cần phải nhớ những điều “KHÔNG” sau đây để sớm khỏi COVID-19.

Theo BS Đinh Thế Tiến, khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tiếp nối sau thủy đậu, bệnh sởi, gần đây “nạn nhân” tiếp theo của việc truyền tai “kiêng tắm” là COVID-19.

BS Tiến cho hay giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn là nền tảng của một cơ thể khỏe mạnh. Thực tế, có những “lời đồn” bệnh COVID-19 nặng lên sau một lần tắm gội là không có cơ sở. Miền Bắc đang trong những ngày thời tiết rét đậm, rét hại, bác sĩ Tiến khuyến cáo các F0 điều trị tại nhà hãy đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ ấm cơ thể.

Dù truyền tai nhau kiêng tắm gội, nhưng nhiều người lại “hâm mộ quá đà” xông lá để ra nhiều mồ hôi, hạ sốt, thông mũi… Trong Đông y, xông là biện pháp giúp một số người bị viêm đường hô hấp do virus giảm cảm giác khó chịu, đỡ mệt mỏi. 

Các bác sĩ nói không cần thiết lạm dụng thái quá việc xông lá, không xông toàn thân, xông quá lâu. Nếu lạm dụng, thực hiện xông không đúng cách sẽ gây mất nước nhiều làm cơ thể mệt mỏi hơn. Xông nhiều, xông quá lâu cũng tổn thương niêm mạc hô hấp, sẽ là yếu tố thuận lợi bội nhiễm vi khuẩn giai đoạn sau.

Một số người khi mới có kết quả test nhanh dương tính đã vội vàng tìm mua ngay các loại thuốc như thuốc kháng virus, kháng sinh, chống đông, kháng viêm… dù cơ thể chưa có triệu chứng bệnh hoặc triệu chứng nhẹ.

Theo BS Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, các thuốc kháng virus dùng không đúng đối tượng không có tác dụng dự phòng nhiễm nặng, hay ngăn ngừa biến chứng hậu COVID-19 sau khỏi bệnh. Chưa kể, uống sớm quá hoặc không đúng chỉ định có tác dụng phụ không mong muốn về sau.

Đặc biệt với thuốc kháng virus Molnupiravir chống chỉ định với F0 dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, người có bệnh lí nền về gan, thận…

Với thuốc kháng viêm, chống đông, kháng sinh, theo BS Khiêm, đây là các thuốc có tác dụng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cần nhập viện (bị nặng).

Với thuốc chống viêm nhóm corticoid, thuốc chống đông, BS Khiêm khuyên tuyệt đối F0 điều trị ở nhà không mua, không tích trữ, không tuỳ tiện sử dụng. Việc dùng các thuốc này không đúng chỉ định vừa không có lợi mà còn có tác dụng phụ. 

Ví dụ, thuốc có Corticoid gây suy giảm miễn dịch và nguy cơ gây nặng hơn nếu không dùng đúng thời điểm; gây rối loạn chuyển hoá, mất kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường, tăng huyết áp…

Thuốc chống đông chỉ có lợi chỉ có lợi cho bệnh nhân nặng cần nhập viện, với người nhẹ, uống thuốc chống đông làm tăng nguy cơ chảy máu.

Với thuốc kháng sinh, BS Khiêm khẳng định COVID-19 là bệnh do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng trên virus. Nhiều nghiên cứu chỉ ra bằng chứng khoa học, tỷ lệ người mắc COVID-19 đồng nhiễm vi khuẩn đi kèm vô cùng thấp (1/1.000). Do đó, người dân không cần mua dự trữ kháng sinh, không dùng kháng sinh tràn lan, gây tác dụng phụ không mong muốn.

Một số sản phẩm được quảng cáo tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, thực tế theo BS Khiêm có rất ít bằng chứng chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa COVID-19 nặng; không được vào các khuyến cáo, hướng dẫn, quản lý điều trị hay dự phòng bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam hay thế giới. 

Cá nhân tôi khuyến cáo không nên mua, dự trữ, dùng các loại sản phẩm này vì hiệu quả của các sản phẩm chưa rõ ràng, trong khi lại tốn kém” – BS Khiêm nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, việc liên tục xét nghiệm COVID-19 là điều không cần thiết với F0 điều trị tại nhà và các F1. 

Với F1 mới tiếp xúc với F0 chưa cần xét nghiệm ngay vì virus cần có thời gian nhân lên trong cơ thể. Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế vừa ban hành ngày 21/2, với F1 chỉ xét nghiệm 1 lần vào ngày thứ 5 cách ly tại nhà (với người đã tiêm ít nhất 2 mũi) hoặc ngày thứ 7 (nếu chưa tiêm hoặc chưa đủ 2 mũi). Ngoài ra, việc xét nghiệm với F1 cũng nên làm khi có triệu chứng.

Với F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều, chỉ cần test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7.

>> Những điều “KHÔNG” trong sinh hoạt khi điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

Theo báo Sức khỏe và Đời sống

Liên hệ