• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

Ngành Cao đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học

TÊN NGÀNH: KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC   

MÃ NGÀNH: 6720601

THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 NĂM   

BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN THỰC HÀNH KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật hình ảnh y học trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong y học, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đây là các kỹ thuật cần sự cẩn thận, độ chính xác cao. Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng bức xạ hoặc vật lý xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân như máy X-Quang, siêu âm, CT… hoặc sử dụng hóa chất phụ trợ cho việc in ấn ảnh như máy rửa phim, in phim do đó yêu cầu về an toàn chính xác rất khắt khe, yêu cầu tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc an toàn điện, an toàn bức xạ.

2. Kiến thức

– Vận dụng được những kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức chuyên ngành trong giải thích cơ chế, nguyên tắc, quy trình thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh;

–  Trình bày được các nguyên lý hoạt động của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh

– Giải thích được được đặc điểm cấu tạo của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như: máy X – quang thường qui, máy X – quang KTS, máy X – quang C – Arm, máy chụp mạch, máy chụp cắt lớp, máy rửa phim, máy in phim, máy siêu âm;

– Phân tích và vận dụng được kiến thức về các nguyên lý, quy tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại trang thiết bị thuộc ngành Kỹ thuật hình ảnh y học,

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định, kiến thức luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.

3. Kỹ năng

– Vận hành, sử dụng được thiết bị chẩn đoán hình ảnh đúng quy định;

– Thực hiện được các kỹ thuật X – quang thông thường và X – quang có dùng thuốc cản quang;

– Thực hiện được các kỹ thuật chụp cắt lớp trên máy chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ,

– Sử dụng thành thạo, bảo quản các trang thiết bị trong khoa Chẩn đoán hình ảnh

– Tham gia công tác tổ chức và quản lý khoa CĐHA theo quy định,

– Thực hiện tốt các kỹ năng giao tiếp phù hợp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp,

– Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng,

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh, tôn trọng quyền của người bệnh;

– Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;

– Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;

– Thể hiện thái độ tỷ mỉ, chính xác, thận trọng và tôn trọng người bệnh khi thực hành các kỹ thuật hình ảnh y học;

– Thể hiện ý thức bảo vệ, an toàn phóng xạ cho bản thân và những người chung quanh.

– Thể hiện ý thức sử dụng hiệu quả, an toàn các thuốc, hóa chất và trang thiết bị trong khi thực hiện chuyên ngành.

– Có ý thực phát triển nghề nghiệp, học tập liên tục và suốt đời

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Học xong chương trình này, người học có đủ điều kiện chuyên môn để được tuyển dụng vào làm việc tại:

– Các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc các cơ sở y tế ngoài công lập có khoa chẩn đoán hình ảnh.

– Các cơ sở đào tạo về hình ảnh y học.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề kỹ thuật hình ảnh y học trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

* ĐIỂM ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

–  Đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm,  tâm huyết, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong giảng dạy cũng như tham gia nhiều hoạt động hợp tác, kết nối đào tạo

– Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế, lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành bệnh viện.

– Các chương trình ngoại khóa, hội thảo được thường xuyên tổ chức giúp sinh viên giao lưu, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ tích cực về ngành nghề và tham gia phục vụ cộng đồng.

– Cơ sở thực hành: Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo

Ngành Cao đẳng Hộ sinh

TÊN NGÀNH: CAO ĐẲNG HỘ SINH

 MÃ NGÀNH: 6720303

 THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 NĂM

 BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN THỰC HÀNH HỘ SINH 

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường; tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc của nghề hộ sinh được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi; khoa Sản các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; trung tâm y tế tuyến huyên; các trạm y tế xã, phường và cộng đồng. Cường độ làm việc của người hộ sinh tương đối cao, đòi hỏi sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cao để đạt được sự hài lòng của người bệnh. Để đảm bảo công việc của nghề hộ sinh được tốt thì cần có môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị y tế và các nội quy, quy định nơi làm việc của hộ sinh.

Để hành nghề, người hộ sinh cần có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm. Ngoài ra, người hộ sinh phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc

2. Kiến thức

– Trình bày được các quy định của pháp luật trong công tác chăm sóc người bệnh, quy định về Luật khám chữa bệnh để hành nghề theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn trong phạm vi quy định của nghề nghiệp;

– Xác định được vai trò, phạm vi thực hành nghề nghiệp của người Hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh;

– Giải thích được nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Trình bày được kiến thức trong lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh, xã hội, y tế công cộng và đạo đức nghề nghiệp làm nền tảng để chăm sóc thích hợp cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và gia đình của họ phù hợp với các yếu tố văn hóa của cộng đồng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

– Giao tiếp, phối hợp có hiệu quả với bác sĩ, đồng nghiệp, khách hàng trong học tập và công tác chăm sóc người bệnh. Thực hiện được công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe sinh sản có hiệu quả tại cơ sở y tế và cộng đồng.

– Chăm sóc bà mẹ trước khi mang thai có chất lượng cao, giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa cộng đồng. Hỗ trợ việc kế hoạch hóa gia đình hoặc kết thúc thai nghén theo quy định của luật pháp và hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

– Chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén có chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ tốt nhất; dự phòng và phát hiện sớm tai biến sản khoa để xử trí hoặc chuyển tuyến kịp thời;

– Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ với chất lượng cao; đỡ đẻ sạch, an toàn; xử trí, cấp cứu đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và trẻ sơ sinh;

– Chăm sóc toàn diện, chất lượng cao cho bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh theo phân cấp chăm sóc;

– Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ; xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

– Lập được kế hoạch, thực hiện quy trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

– Thực hiện sơ cứu, cấp cứu được sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; phát hiện những biến chứng thuộc lĩnh vực sản phụ khoa để phối hợp bác sĩ giải quyết tại tuyến y tế cơ sở hoặc chuyển tuyến trên kịp thời, an toàn;

– Quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; quản lý thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Tuân thủ đúng các quy định về y đức, quy chế chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực hộ sinh và các quy định khác của ngành y tế;

– Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

– Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ phá thai và kế hoạch hóa gia đình.

– Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén;

– Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ;

– Chăm sóc bà mẹ sau sinh;

– Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Hộ sinh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

* ĐIỂM ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

– Đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm,  tâm huyết, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong giảng dạy cũng như tham gia nhiều hoạt động hợp tác, kết nối đào tạo

– Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế, lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành bệnh viện.

– Các chương trình ngoại khóa, hội thảo được thường xuyên tổ chức giúp sinh viên giao lưu, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ tích cực về ngành nghề và tham gia phục vụ cộng đồng.

– Cơ sở thực hành: Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo

Ngành Cao đẳng kỹ thuật Xét nghiệm Y học

TÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC   

MÃ NGÀNH: 6720602

THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 NĂM   

BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN THỰC HÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

1. Giới thiệu chung về ngành nghề

Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng là ngành, nghề sử dụng những phương pháp, máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại để nhận định các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện và cung cấp những bằng chứng giúp bác sĩ có khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người sử dụng dịch vụ xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc xét nghiệm gồm: tiếp đón, lấy hoặc nhận bệnh phẩm, pha hóa chất, thuốc thử, chuẩn bị các dụng cụ, máy móc, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, kiểm duyệt, nhận định, bảo quản và trả kết quả. Công việc của nghề chủ yếu được thực hiện ở phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm, từ trung ương đến địa phương, các trường đào tạo chuyên ngành về sức khỏe, các cơ quan/tổ chức có hoạt động về xét nghiệm, các trung tâm CDC,…

Điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với người sử dụng dịch vụ xét nghiệm là người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ, nhân viên y tế; hóa chất, sinh phẩm y tế, mẫu bệnh phẩm, thiết bị máy móc có độ chính xác cao nên đòi hỏi người kỹ thuật viên xét nghiệm luôn phải nắm chắc kiến thức nghề, có khả năng giao tiếp tốt, chịu đựng với áp lực công việc, tỷ mỷ, thận trọng, trung thực, chính xác và có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, pháp luật. Sản phẩm là kết quả các xét nghiệm yêu cầu nhanh chóng, đảm bảo chính xác và an toàn.

Người kỹ thuật viên xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm và nhận định, phân tích kết quả các xét nghiệm cơ bản thuộc lĩnh vực: Vi sinh ký sinh trùng; hóa sinh, miễn dịch; huyết học truyền máu; giải phẫu bệnh và tế bào. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, khả năng giao tiếp hiệu quả, tinh thần trách nhiệm cao và tác phong thận trọng, chính xác; khả năng tự học tập, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Kiến thức

– Trình bày được kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho công việc kỹ thuật xét nghiệm y học;

– Giải thích được cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý; kiến thức y học chuyên ngành phục vụ cho công việc;

– Trình bày được sự tác động của môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe;

– Giải thích được nguyên lý, cơ chế các xét nghiệm hóa sinh miễn dịch, huyết học truyền máu, vi sinh – ký sinh trùng, tế bào – mô bệnh học thông thường phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;

– Phân tích được nguyên tắc, phương pháp pha chế một số dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường;

– Giải thích được các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng, an toàn sinh học và quản lý chất lượng xét nghiệm;

– Trình bày được phương pháp luận khoa học trong công tác nghiên cứu khoa học;

– Vận dụng các kiến thức về chính sách, pháp luật và quy định về chuyên môn nghiệp vụ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, đồng nghiệp, người bệnh và nhân dân trong điều kiện chuyên môn cụ thể;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

– Pha chế thành thạo một số dung dịch đệm, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường, sử dụng được các bộ thuốc thử (kit) phục vụ cho công tác xét nghiệm;

– Làm thành thạo các xét nghiệm cơ bản về huyết học truyền máu, hóa sinh miễn dịch, vi sinh ký sinh trùng, xét nghiệm tế bào phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;

– Định danh được các vi sinh vật gây bệnh thường gặp; nhận định và phân tích được kết quả xét nghiệm sinh hóa miễn dịch, huyết học truyền máu cơ bản; xác định được tế bào mô bệnh học trong tổn thương dạng viêm và u một số mô của cơ thể;

– Tổ chức được xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng một cách độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp;

– Sử dụng và bảo quản được các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng trong phòng xét nghiệm;

– Kiểm soát được lây nhiễm, xử lý rác thải theo đúng quy định về an toàn sinh học phòng xét nghiệm;

– Ghi chép, vào sổ, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;

– Tham gia công tác quản lý phòng xét nghiệm, chất lượng phòng xét nghiệm;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát các nhân viên trong nhóm, trong tổ hoặc các sinh viên thực tập thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn xác định;

– Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

– Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Tuân thủ các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật xét nghiệm, quy trình bảo đảm chất lượng xét nghiệm; các quy định về an toàn lao động, an toàn sinh học, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo quy định của pháp luật;

– Xây dựng môi trường làm việc an toàn hiệu quả;

– Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Tiếp đón và trả kết quả;

– Tiếp nhận, lấy mẫu và xử lý mẫu;

– Xét nghiệm huyết học truyền máu;

– Xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch;

– Xét nghiệm vi sinh ký sinh trùng;

– Xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào.

6. Khả năng học tập nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

* ĐIỂM ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

– Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết, yêu nghề.

– Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế, lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành bệnh viện.

– Cơ sở thực hành: Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo

– Hợp tác trong và ngoài nước: liên kết đào tạo, giao lưu học hỏi cùng các chuyên gia đầu ngành, tham gia thành viên các tổ chức chuyên ngành xét nghiệm trong và ngoài nước.

Liên hệ