CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Tên ngành: Kỹ thuật Phục hồi chức năng
Mã ngành: 6720603
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 3 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo người Kỹ thuật viên phục hồi chức năng trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và kiến thức chuyên ngành để thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng phục vụ yêu cầu chẩn đoán, điều trị tại các cơ sở điều trị và cộng đồng; có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng chính xác; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
1.2. Mục tiêu cụ thể/Năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp
1.2.1. Về kiến thức
- Giải thích các kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh lý người, sinh lý bệnh, sinh học di truyền, bệnh học, dược lý, cấp cứu ban đầu vào việc lập kế hoạch chăm sóc điều trị;
- Trình bày được các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;
- Giải thích được những nguyên nhân, triệu chứng trong điều trị phục hồi chức năng hệ tim mạch - hô hấp, hệ thần kinh - cơ, phục hồi chức năng cơ -xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Trình bày được phương pháp vận động trị liệu, qui trình thực hiện lượng giá chức năng hệ vận động, qui trình bảo quản trang thiết bị phục hồi chức năng trong điều trị;
- Phân tích được tác dụng điều trị trong các trường hợp phục hồi chức năng hệ tim mạch - hô hấp, phục hồi chức năng hệ thần kinh - cơ, phục hồi chức năng cơ xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
1.2.2. Về kỹ năng
- Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;
- Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;
- Xác định được vị trí giải phẫu cơ - xương - thần kinh trên người bệnh;
- Lượng giá thành thạo chức năng hệ vận động của cơ thể;
- Vận hành thành thạo an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị chuyên ngành Phục hồi chức năng;
- Thực hiện thành thạo các thao tác tập vận động trị liệu, các phương pháp điều trị phục hồi chức năng, phục hồi chức năng hệ tim mạch - hô hấp, phục hồi chức năng hệ thần kinh - cơ, phục hồi chức năng cơ xương;
- Áp dụng các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;
- Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;
- Hướng dẫn thành thạo các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;
- Tổ chức và quản lý khoa phòng phục hồi chức năng một cách khoa học;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
1.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;
- Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh;
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;
- Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;
- Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe
- Bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng, viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc người khuyết tật
- Trung tâm thể dục thể thao, phòng tập thể hình, đội thể thao chuyên nghiệp
- Cơ sở kinh doanh thiết bị máy móc Vật lý trị liệu, công ty sản xuất dụng cụ thích nghi
- Các cơ sở giáo dục.
- Có cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
- Số lượng môn học: 36
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 100 tín chỉ
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2552 giờ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ
- Khối lượng các môn học chuyên môn: 2117 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 879 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1575 giờ;
- Khối lượng thi - kiểm tra: 98 giờ.
3. Nội dung chương trình
Mã MH/MĐ |
Tên môn học |
Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận |
Thi/ kiểm tra | ||||
1. | Các môn học chung | 19 | 435 | 157 | 255 | 23 |
MH01 | Chính trị | 4 | 75 | 41 | 29 | 5 |
MH02 | Giáo dục thể chất | 2 | 60 | 5 | 51 | 4 |
MH03 | Tin học | 3 | 75 | 15 | 58 | 2 |
MH04 | Pháp luật | 2 | 30 | 18 | 10 | 2 |
MH05 | Ngoại ngữ | 5 | 120 | 42 | 72 | 6 |
MH06 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | 3 | 75 | 36 | 35 | 4 |
2. | Các mô - đun chuyên môn |
|
|
|
|
|
2.1. | Mô - đun cơ sở | 25 | 488 | 306 | 166 | 16 |
MĐ07 | Giải phẫu - Sinh lý | 3 | 63 | 30 | 30 | 3 |
MĐ08 | Chức năng cơ thể người - Sự hình thành bệnh tật | 2 | 31 | 30 |
| 1 |
MĐ09 | Vi sinh - Ký sinh trùng | 2 | 32 | 31 |
| 1 |
MĐ10 | Dược lý | 2 | 32 | 31 |
| 1 |
MĐ11 | Dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm | 2 | 31 | 30 |
| 1 |
MĐ12 | Điều dưỡng cơ sở | 4 | 108 | 32 | 72 | 4 |
MĐ13 | Môi trường và sức khỏe | 2 | 31 | 30 |
| 1 |
MĐ14 | Kỹ năng giao tiếp - Giáo dục sức khỏe | 2 | 48 | 15 | 32 | 1 |
MĐ15 | Tâm lý người bệnh và Y đức | 2 | 32 | 31 |
| 1 |
MĐ16 | Tổ chức và QLYT-PLYT | 2 | 32 | 31 |
| 1 |
MĐ17 | Thống kê y học - Nghiên cứu khoa học | 2 | 48 | 15 | 32 | 1 |
2.2. | Mô - đun chuyên môn | 54 | 1599 | 387 | 1154 | 58 |
MĐ18 | Bệnh học nội khoa | 2 | 33 | 28 | 4 | 1 |
MĐ19 | Bệnh học ngoại khoa | 2 | 35 | 26 | 8 | 1 |
MĐ20 | Bệnh học truyền nhiễm | 2 | 32 | 31 |
| 1 |
MĐ21 | Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh | 2 | 48 | 15 | 30 | 3 |
MĐ22 | Lượng giá chức năng vận động | 2 | 48 | 15 | 30 | 3 |
MĐ23 | Vận động trị liệu | 3 | 78 | 15 | 60 | 3 |
MĐ24 | Các phương thức điều trị vật lý trị liệu | 3 | 60 | 28 | 29 | 3 |
MĐ25 | Bệnh lý và VLTL/PHCN hệ cơ xương | 5 | 90 | 56 | 29 | 5 |
MĐ26 | Bệnh lý và VLTL/PHCN các hệ cơ quan | 5 | 90 | 56 | 29 | 5 |
MĐ27 | Bệnh lý và VLTL/PHCN hệ thần kinh - cơ | 5 | 90 | 56 | 29 | 5 |
MĐ28 | Y học cổ truyền | 3 | 63 | 30 | 30 | 3 |
MĐ29 | Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng | 2 | 32 | 31 |
| 1 |
MĐ30 | Thực tập ĐDCS | 2 | 90 |
| 86 | 4 |
MĐ31 | Thực tập VLTL-PHCN cơ bản | 3 | 160 |
| 156 | 4 |
MĐ32 | Thực tập VLTL - PHCN Nội khoa | 3 | 160 |
| 156 | 4 |
MĐ33 | Thực tập VLTL - PHCN Ngoại khoa | 3 | 160 |
| 156 | 4 |
MĐ34 | Thực tập VLTL - PHCN tại cộng đồng | 2 | 90 |
| 86 | 4 |
MĐ35 | Thực tập tốt nghiệp | 5 | 240 |
| 236 | 4 |
| Môn - đun tự chọn | 2 | 30 | 29 | 0 | 1 |
MĐ36a | Kiểm soát nhiễm khuẩn | 2 | 30 | 29 |
| 1 |
MĐ36b | CSSK người bệnh tâm thần | 2 | 30 | 29 |
| 1 |
MĐ36c | Tiếng Anh chuyên ngành | 2 | 30 | 29 |
| 1 |
Tổng toàn chương trình | 100 | 2552 | 879 | 1575 | 98 |