• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI CHI BỘ LẦN THỨ V-NHIỆM KỲ 2022-2025

Chiều 19/8, Chi bộ 5 – Đảng bộ Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2022 – 2025. Đây là chi bộ được Đảng Độ Tổng Công ty lựa chọn làm đại hội điểm, chỉ đạo rút kinh nghiệm cho các chi bộ còn lại.

Tham dự đại hội gồm có Đồng chí Lê Văn Vinh – Ủy viên BTV, Chánh Văn phòng Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp Tỉnh Thanh Hóa; đồng chí TS. Nguyễn Văn Thành – Bí Thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tổng Công ty; Bí thư, phó bí thư các chị bộ và toàn thể đảng viên thuộc Chi bộ 5.

Tại Đại hội, các đại biểu đã nghe báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2020 – 2022, dự thảo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ 5, nhiệm kỳ 2022 – 2025. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Tổng Công ty, Chi bộ 5 đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ được giao, phát huy vai trò sáng tạo, dân chủ thống nhất của mỗi cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Đồng chí TS Nguyễn Văn Thành đánh giá cao công tác chuẩn bị đại hội Chi bộ 5, biểu dương những thành tích Chi bộ 5 đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đề nghị mỗi đảng viên cần phát huy tinh thần trách nhiệm, không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tự rèn luyện bản thân, nắm chắc hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, đồng chí cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của Chi bộ và đặc biệt đã chỉ đạo, định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm gắn liền với tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi của Nhà trường.

Tại đại hội Đồng chí Lê Văn Vinh – Ủy viên BTV, Chánh Văn Phòng Đảng Ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp Tỉnh đã phát biểu biểu chỉ đạo, ghi nhận những mặt đạt được của chi Bộ 5. Đồng thời cũng chỉ ra mặt hạn chế trong công tác Đại hội điểm, đề nghị các chi bộ tiếp theo thuộc Đảng bộ Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực khắc phục và rút kinh nghiệm để tổ chức tốt hơn.

Đại hội cũng tiến hành bỏ phiếu bầu Ban Chi Ủy nhiệm kỳ 2022 – 2025 gồm 5 đồng chí: Đồng chí Nguyễn Thị Hoa; Đồng chí Đỗ Thị Hạnh; Đồng chí Lê Văn Lâm; Đồng chí Nguyễn Văn Thành và đồng chí Trình Thị Thanh Vinh. Đồng chí Nguyễn Thị Hoa – Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2020 – 2022 tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu làm Bí thư nhiệm kỳ 2022 – 2025.

Phát biểu bế mạc Đại hội, Bí thư Chi bộ 5 Nguyễn Thị Hoa, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng y dược Hợp Lực đã cảm ơn các ý kiến chỉ đạo quý báu của lãnh đạo Đảng bộ, Đảng ủy khối. Thay mặt tập thể đảng viên Chi bộ 5 hứa sẽ quyết tâm phát huy tốt tinh thần đoàn kết, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, sáng tạo, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết của Đại hội đã đề ra.

Một số hình ảnh tại Đại hội./.

 

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đổi mới giáo dục nghề nghiệp

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội thảo “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp trong tình mới”, nhằm lấy ý kiến về việc xây dựng Chỉ thị của Ban Bí thư về vấn đề này.

Toàn cảnh hội thảo.

Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, Tổng Cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho biết, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước mục tiêu tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục nghề nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Hiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp còn thấp; mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn dàn trải; chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng phát biểu tại hội thảo.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế chính là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền thiếu quyết liệt; nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp còn chưa đầy đủ; cơ chế, chính sách cho người học, người dạy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ; nguồn lực dành cho giáo dục nghề nghiệp còn hạn hẹp; xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp; chưa thực hiện tốt dự báo nhu cầu nhân lực về quy mô, cơ cấu, trình độ làm cơ sở cho đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp…

Vụ trưởng Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), TS Vũ Xuân Hùng chia sẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao là trụ cột cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Theo thống kê, quy mô lực lượng lao động năm 2020 đạt 54,84 triệu người, trong đó lực lượng lao động đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chỉ chiếm 23,6%, hơn 76% chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn.

Ngoài ra, theo quy luật của thị trường lao động và yêu cầu phát triển chung, tỷ lệ lao động ở các trình độ của giáo dục nghề nghiệp (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) phải là nhóm có tỷ lệ cao nhất nhưng Việt Nam thì đang ngược lại, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở đại học (đại học trở lên chiếm 10,9%, cao đẳng 3,7%, trung cấp 4,3%, sơ cấp 4,7%), cứ 1 người học đại học thì chỉ có 0,42 người học giáo dục nghề nghiệp, cũng có nghĩa là người lao động gián tiếp (đại học) nhiều hơn người lao động trực tiếp (giáo dục nghề nghiệp).

Tỷ lệ lao động ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp vốn đã rất thấp, lại có xu hướng giảm đi trong những năm qua, trong khi đó mô hình tiêu chuẩn ở các nước là 1/4/10 hoặc 1/4/20, tức là cứ 1 lao động có trình độ đại học trở lên thường có 10 hoặc 20 lao động ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Điều này còn cho thấy, công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau giáo dục phổ thông còn đang nhiều bất cập…

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, từ năm 2010 đến nay, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ban hành 3 Chỉ thị có chỉ đạo quan trọng về giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần thiết phải có một Chỉ thị mới của Ban Bí thư để có thể đổi mới căn bản toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới hiện nay.

Theo Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, việc ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới là hết sức cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị sẽ giải quyết vấn đề Đảng đã chỉ đạo nhưng quá trình thực hiện chưa đạt kết quả mong muốn, đòi hỏi sự nỗ lực, vào cuộc mạnh mẽ, toàn diện của cả hệ thống chính trị.

Đồng thời, Chỉ thị góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng với mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 35-40% vào năm 2030 và thực hiện nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, bảo đảm thống nhất với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Đảng chỉ đạo cụ thể hơn đối với một số chủ trương, định hướng lớn về đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp…

Theo Báo cáo năm 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO), năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực (thấp hơn 26 lần so với Singapore, 7 lần so với Malaysia, 2 lần so với Philippines, 3 lần so với Thái Lan). Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới hiện nay, tình trạng thiếu kỹ năng đang ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vốn FDI mới của Việt Nam và hạn chế triển vọng tạo việc làm hiệu quả hơn. 

Nguồn: Cổng thông tin Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bất ngờ top 10 ngành nghề có tỷ lệ việc làm cao nhất hiện nay

Theo các chuyên gia, cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang có những tác động không nhỏ đến thị trường lao động hiện nay.

Các công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, có thể thay thế bằng tự động hóa, bằng trí thông minh nhân tạo có thể bị mất đi. Trong khi đó, những công việc vẫn đòi hỏi trí tuệ của con người, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế sẽ duy trì, thậm chí phát triển hơn.

Top các ngành nghề đang có cơ hội việc làm cao

Theo PGS.TS Bùi Văn Linh, Giám đốc Trung tâm cung ứng nguồn lao động, Bộ GD-ĐT, số liệu thống kê năm 2020 cho thấy, 10 lĩnh vực đào tạo có số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ở mức cao gồm: Kinh doanh và quản lý, Sức khỏe, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn, Kỹ thuật, Khoa học xã hội và hành vi, Kiến trúc và xây dựng, Máy tính và công nghệ thông tin, Pháp luật.

Đây cũng là những lĩnh vực luôn dẫn đầu về số lượng sinh viên tốt nghiệp trong vòng 3 năm trở lại đây (từ 2018-2020).

Trong khi đó, 5 lĩnh vực có số lượng sinh viên tốt nghiệp thấp nhất (thống kê năm 2020) như sau: vị trí thấp nhất là Toán và Thống kê (593 sinh viên); tiếp đến là Thú y (715); Dịch vụ vận tải (1.338); Dịch vụ xã hội (1.624); Nghệ thuật (1.755).

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, top 10 ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất năm 2020 và 2021 như sau:

Bất ngờ top 10 ngành nghề có tỷ lệ việc làm cao nhất hiện nay - 2

Bất ngờ top 10 ngành nghề có tỷ lệ việc làm cao nhất hiện nay - 3

PGS Bùi Văn Linh phân tích, dựa trên tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, có thể chia các lĩnh vực đào tạo làm 4 nhóm. Điều này phần nào nói lên xu hướng việc làm hiện nay.

Bất ngờ top 10 ngành nghề có tỷ lệ việc làm cao nhất hiện nay - 4

PGS.TS Bùi Văn Linh, Giám đốc Trung tâm cung ứng nguồn lao động, Bộ GD-ĐT.

Nhóm 1: Các lĩnh vực có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mức cao (đạt tỷ lệ trên 85%), bao gồm: Dịch vụ vận tải (89,2%); Nghệ thuật (85,4%); Thú y (85,2%). Điều đặc biệt là số lượng sinh viên tốt nghiệp các lĩnh vực đào tạo thuộc nhóm này rất thấp, chỉ dao động từ vài trăm đến trên một nghìn sinh viên.

Nhóm 2: Các lĩnh vực có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mức khá (đạt tỷ lệ từ 75% đến 85%), gồm: Kiến trúc và Xây dựng (79,6%); Sản xuất và Chế biến (79,5%); Toán và Thống kê (77,7%); Sức khỏe (76,7%); Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (75,8); Khoa học sự sống (75,6%).

Nhóm 3: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ở mức trung bình (từ 70 đến dưới 75%) bao gồm hầu hết các lĩnh vực còn lại của top 10 lĩnh vực có số sinh viên tốt nghiệp nhiều nhất như: Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên (74,5%); Nhân văn (74,7%); Kỹ thuật (74,1%); Công nghệ kỹ thuật (73,4%); Máy tính và Công nghệ thông tin (73,6%).

Nhóm 4: là những lĩnh vực có tỷ lệ việc làm ở mức thấp (dưới 70%), bao gồm: Dịch vụ xã hội (56,3%); Môi trường và Bảo vệ môi trường (59,9%); Pháp luật (64,9%); Kinh doanh và Quản lý (68,8%); Khoa học xã hội và Hành vi (69,2%); Kinh doanh và Quản lý (68,8%).

Đề xuất bổ sung danh mục ngành nghề mới

Với riêng người lao động nữ, ThS Phạm Thị Thanh, Phó Trưởng Ban Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thông tin, đơn vị đang đề xuất lên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bổ sung vào danh mục ngành nghề mới một số ngành phù hợp với nhu cầu, xu thế phát triển hiện nay, cũng như phù hợp với lao động nữ.Bất ngờ top 10 ngành nghề có tỷ lệ việc làm cao nhất hiện nay - 5

ThS Phạm Thị Thanh, Phó Trưởng Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Những ngành nghề này gồm: kỹ thuật pha chế đồ uống, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp, công nghệ dưỡng sinh, công nghệ truyền thông, quản trị dịch vụ giải trí và sự kiện,…

Với nghề kỹ thuật pha chế đồ uống, ThS Thanh phân tích, một trong những định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay là tập trung vào phát triển, quảng bá du lịch. Những năm vừa qua, nước ta rất quan tâm quảng bá các dịch vụ du lịch tới bạn bè quốc tế. Trong đó, việc sử dụng nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam để pha chế đồ uống thu hút được nhiều sự yêu thích của khách du lịch khắp nơi trên thế giới; là thuận lợi cho nghề kỹ thuật pha chế đồ uống phát triển.

Nghề chăm sóc sức khỏe hay thẩm mỹ, chăm sóc sức đẹp, công nghệ dưỡng sinh cũng rất phù hợp với đời sống kinh tế xã hội hiện đại. Khi người dân đã “no đủ”, nhu cầu làm đẹp hay nhu cầu về chăm sóc sức khỏe rất lớn, đòi hỏi đội ngũ lao động đông đảo để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các nghề liên quan đến công nghệ truyền thông, công nghệ số đặc biệt phù hợp, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bằng nhiều nội dung, hình thức.

Theo ThS Thanh, không chỉ các bạn trẻ, mà đối tượng lớn tuổi hơn cũng có nhiều cơ hội trong các ngành nghề này khi tỷ lệ người dân ở Việt Nam sử dụng điện thoại, các thiết bị thông minh rất nhiều.

Với nghề quản trị dịch vụ và giải trí, nhu cầu của việc tổ chức sự kiện, tổ chức các hoạt động vui chơi trong xã hội ngày càng cao. Bởi vậy, việc đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng được những yêu cầu của nghề này cũng rất quan trọng, phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, bà Thanh cũng nhấn mạnh, các ngành nghề mới phát triển mạnh không có nghĩa ngành nghề cũ hết “hot”. Theo đó, các nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ vẫn rất phù hợp với xã hội hiện đại, gắn với nhu cầu của thị trường du lịch. Thực tế cho thấy, rất nhiều làng nghề hay các cơ sở dệt thổ cẩm, đan lát,… của phụ nữ khắp nơi trên cả nước đang có thị trường tiêu thụ rất tiềm năng.

Nguồn: báo Dân trí

Những lưu ý khi sử dụng thuốc ở trẻ em

“Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ”. Điều này đúng trong mọi trường hợp và đặc biệt là vấn đề dùng thuốc điều trị.

Khi chưa đến tuổi trường thành, nhất là ở độ tuổi nhi đồng, đặc điểm sinh lý của trẻ em và các cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng thải độc của gan còn chưa đầy đủ, chức năng lọc của thận chưa hoàn chỉnh, cùng với một số men chuyển hóa chưa hoàn hiện và mức độ nhạy cảm của các cơ quan đối với thuốc rất cao… nên vấn đề gặp phải tác dụng phụ của thuốc cũng rất lớn. Về cơ bản, các tác dụng phụ của thuốc ở trẻ em và người lớn là như nhau, nhưng nguy cơ tác dụng phụ ở trẻ em thường để lại hậu quả nặng nề hơn

Ví dụ như kháng sinh – một loại thuốc mà trẻ hay phải sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn, cần lưu ý có một số nhóm thuốc/thuốc không được dùng cho trẻ nhỏ:

 Nhóm phenicol (chloramphenicol…) có thể gây ức chế tủy xương, viêm thần kinh thị giác, hội chứng xanh xám đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng. Nếu dùng kéo dài có thể gây suy tủy, thiếu máu không hồi phục.

– Tetracyclin là kháng sinh không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi, bởi thuốc làm chậm phát triển xương, làm cho răng vàng nâu vĩnh viễn.

– Nhóm aminoglycosid (streptomycin, gentamycin…) nếu dùng ở trẻ sơ sinh có thể gây độc thận, độc thính giác làm ảnh hưởng đến thính lực, thậm chí là điếc…

– Nhóm sulfamid không nên dùng cho trẻ nhỏ vì dễ gây buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn hệ thống tạo máu, vàng da, sỏi thận, độc với thận và đái ra máu…

– Nhóm lincosamid nếu dùng cho trẻ dưới 2 tuổi có thể gây viêm đại tràng giả mạc.

– Nhóm quinolon không sử dụng cho trẻ dưới 16 tuổi vì tác động lên sự phát triển của sụn, khiến trẻ bị lùn.

– Một số tinh dầu chiết xuất từ thảo dược, được cho là lành tính nhưng cũng không dùng cho trẻ. Ngoài trẻ dễ bị kích ứng da, nếu vô tình để tinh dầu đi vào đường thở có thể gây đột ngột co thắt phế quản, gây suy hô hấp, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ em…

Ngoài ra, do khả năng hấp thu thuốc, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc khỏi cơ thể ở mỗi độ tuổi của trẻ cũng khác nhau. Chính vì thế, liều lượng và khoảng cách giữa các liều dùng ở trẻ em khác so với người lớn và cũng khác ở trẻ em ở mỗi độ tuổi. Đó là lý do vì sao không thể chia liều nhỏ của người lớn ra để cho trẻ em uống thuốc.

Trẻ em chưa tự biết phòng ngừa các tác hại từ thuốc, do đó với người chăm sóc trẻ phải hết sức lưu ý:

– Không dùng thuốc trước khi có chỉ định của bác sĩ.

– Tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Tìm hiểu về tác dụng chính – tác dụng phụ của thuốc; liều lượng thuốc; thời điểm uống thuốc.

– Không được pha trộn các loại thuốc với nhau; không cho trẻ uống thuốc chung với sữa, nước trái cây.

– Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo cho bác sĩ ngay.

Nghịch lý trường nghề: Lương ra trường cao hơn cả….cử nhân nhưng vẫn “khát” học viên

Nhu cầu lao động có tay nghề chiếm khoảng 70% thị trường lao động, nhưng hiện nguồn cung chỉ đáp ứng khoảng một nửa. Trong khi nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, mức lương học viên trường nghề ra trường khá cao so với mặt bằng chung, thế nhưng các trường đào tạo nghề vẫn ít người học. Tại sao có nghịch lý này?

Lương khi ra trường cao, trường nghề vẫn “đói” học viên: Tâm lý không muốn làm “thợ” còn nặng nề

Mùa tuyển sinh lớn nhất trong năm đã bắt đầu. Hàng trăm nghìn học sinh lớp 12 đang trong những ngày căng thẳng chọn trường, chọn ngành, quyết định con đường tương lai của mình. Đây cũng là lúc câu chuyện mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực cần nhìn nhận rõ hơn. Trong khi cuộc đua vào các trường đại học hết sức nóng bỏng, khối trường đào tạo nghề kỹ thuật, lao động có tay nghề vẫn khó tuyển sinh. Nhìn vào thực trạng tuyển sinh và nhu cầu của doanh nghiệp, có thể thấy rõ sự thiếu hụt công nhân kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật cao như thế nào.

Sau 2 năm dịch bệnh, một số ngành đang trên đà phục hồi cần nhiều lao động đã qua đào tạo. Nhờ đó hoạt động tuyển sinh của các trường nghề cũng trở nên tấp nập hơn. Sự quan tâm của người học là có nhưng các trường cao đẳng xác định sẽ gặp nhiều khó khăn do thí sinh có nhiều cơ hội vào đại học hơn.

 

 

 

 

 

 

Một giờ kiến tập tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực của các bạn sinh viên năm thứ nhất

Theo TS. Trịnh Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, dù có những thách thức trong việc thu hút đào tạo nghề song mấu chốt để các trường nghề có thể tạo ra yếu tố cạnh tranh chính là từ chỗ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

5 năm qua, lao động kỹ thuật hầu như không tăng trong khi các nhà máy mới mở ngày càng nhiều lên. Sự mất cân đối giữa tỷ lệ học đại học và học nghề dẫn tới sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều gây lãng phí, sản xuất không phát triển được vì thiếu người làm việc trực tiếp trong các nhà máy.

Từ năm nay, các trường nghề cũng sẽ tuyển sinh viên quanh năm bằng phương pháp xét học bạ. Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh khối cao đẳng là 200 nghìn em, vẫn còn thấp hơn 50% so với nhu cầu của thị trường.

Chia sẻ về góc nhìn với tư cách một đơn vị tuyển dụng, ông Nguyễn Hoàng Tú – Giám đốc dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao – Công ty cổ phẩn Kết nối nhân sự Talentnet, Trưởng ban Chiến lược Nguồn nhân lực, Hiệp hội nhân sự cho hay: “Đối với thị trường, lực lượng lao động có tay nghề cũng như lao động phổ thông đang thiếu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam, tập trung vào các thành phố lớn có lực lượng lao động lớn ví dụ như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… Trung bình mỗi tỉnh thành đang thiếu khoảng 50.000 – 60.000 lao động”.

Theo ông Tú, câu chuyện khó khăn của trường nghề chúng ta đều đã biết trong nhiều năm qua, vất vả từ khâu tuyển sinh khi văn hóa của người Việt Nam vẫn thích việc học Đại học. Trong khi, việc trúng tuyển Đại học cũng đơn giản hơn ngày xưa khi số lượng trường tăng lên, chỉ tiêu tuyển sinh tăng. Bên cạnh đó, nội bộ các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề cũng chưa đủ nguồn lực ví dụ như thiếu hụt chất lượng giảng viên, thiếu hợp tác với doanh nghiệp hay nguồn lực liên quan đến máy móc thiết bị hỗ trợ đào tạo…

Và, điều đó xuất phát từ tâm lý “không muốn làm thợ” có thể vẫn còn nặng nề. Nguyên nhân chính có thể đến từ phía gia đình khi bố mẹ mong mỏi con học đại học để có 1 tương lai tốt hơn. Một phần nữa là xã hội cung cấp thông tin bị thiếu để rồi từ đó tâm lý thí sinh cũng có sự phân biệt, nghiêng về phía đi học đại học hơn là học nghề.

Hướng nghiệp: Lời giải cho bài toán ở trường nghề?

Cuối năm ngoái, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh có làm một khảo sát, cho thấy nhu cầu nhân sự của hơn 20 nghìn doanh nghiệp như sau:

– 15% cần nhân sự chưa qua đào tạo (VD: dệt may – giày da, cơ khí, công nghệ lương thực – thực phẩm, bảo vệ)…

– 85% cần nhân sự qua đào tạo, nhưng trong đó, nhu cầu trình độ đại học chiếm hơn 17%, còn lại 68% nhu cầu lao động có trình độ nghề (tức là có bằng sơ cấp, trung cấp, cao đẳng).

Tuy nhiên, nguồn cung lại có sự lệch pha nghiêm trọng so với nhu cầu. Cụ thể, trong số lao động đi tìm việc trong quý III/2021 có hơn 26% là lao động chưa qua đào tạo, gần 36% là người có trình độ đại học, còn lao động có trình độ nghề (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng) chỉ chiếm hơn 38%.

NHU CẦU THỊ TRƯỜNG NGUỒN CUNG LAO ĐỘNG
– Chưa qua đào tạo: 15% – Chưa qua đào tạo: 26%
– Đại học: 17% – Đại học: 36%
– Có tay nghề: 68% – Có tay nghề: 38%

Như vậy là có sự lệch pha rất lớn về cầu và cung với lao động có tay nghề. Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Tú cho hay: “Khi các doanh nghiệp thiếu nguồn lực, đặc biệt là lao động có tay nghề chắc chắn câu chuyện kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng khi các công ty không đảm bảo được các cam kết về sản phẩm với đối tác. Thứ hai, những người được đào tạo nghề không đủ, còn người học đại học thì thừa, có thể xảy ra câu chuyện những người phải làm trái ngành trái nghề. Rất có thể, những lao động dạng này sẽ không có được cảm hứng trong công việc, dễ mất định hướng, dễ sinh ra những hệ lụy liên quan đến xã hội khác.

Khi học đại học, chúng ta phải mất từ 4 – 5 năm với chi phí không hề nhỏ, trong khi đó, học nghề chỉ mất từ 2 – 3 năm. Do đó, sẽ có những trường hợp cảm thấy lãng phí thời gian khi đầu tư công sức nhưng lại không có được công việc tốt. Và vì thế, việc có 1 định hướng tốt theo tôi quan trọng hơn việc cứ phải đi học đại học” – ông Tú cho biết thêm.

Câu chuyện hướng nghiệp không phải là bài toán của riêng các trường phổ thông mà là bài toán của cả doanh nghiệp. Theo tôi, hướng nghiệp không phải bắt đầu từ PTTH mà từ cuối cấp THCS.

Ông Nguyễn Hoàng Tú: “Trong nhiều năm trở lại đây, phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao được xác định là một trong những khâu đột phá chiến lược của Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, lực lượng lao động ở Việt Nam đã có sự dịch chuyển tích cực từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp”.

Đào tạo gắn liền với thực hành – thực tập tại bệnh viện (Doanh nghiệp)

Để nền kinh tế thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, nguồn nhân lực có chất lượng cao là một điều kiện tiên quyết. Do đó, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo là đòi hỏi không thể khác. Nhưng ngay trong số lao động được đào tạo, cơ cấu lao động tay nghề cần phải được cải thiện nhanh chóng, để vừa đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, vừa tránh những lãng phí không nhỏ về mặt xã hội.

 

Theo VTV.vn

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tại các trường cao đẳng

Đội ngũ nhà giáo (giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp) được coi là chìa khóa then chốt, đóng vai trò quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường cao đẳng nghề trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 

KHÂU “THEN CHỐT” CÓ TÍNH QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam. 

Trong đó, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt có tính quyết định để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục: “Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo”; “Đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

Với mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng, các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay có vai trò đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng và cả nước. Cung cấp cho người học các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng về kinh tế, kỹ thuật và dịch vụ, đồng thời, nghiên cứu ứng dụng và triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động giảng dạy và đời sống. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là lực lượng chủ yếu và trực tiếp làm nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy, rèn luyện học sinh, sinh viên của các nhà trường cao đẳng trên phạm vi cả nước. Việc phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp, trong đó, có phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn được xác định là giải pháp đột phá trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030.

Giờ học lâm sàng tại Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực

Hiện nay, cả nước có 1.909 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 399 trường cao đẳng, 458 trung cấp, 1.052 trung tâm với 83.959 giảng viên, giáo viên dạy nghề. Trong đó, có 37.235 giảng viên cao đẳng, 13.295 giáo viên trung cấp và 33.429 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hầu hết đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đạt chuẩn chức danh nghề theo quy định. 31,7 % có trình độ trên đại học; 60,1% có trình độ đại học, cao đẳng, cao đẳng hoặc cao đẳng nghề và 8,2% có trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề. Việc đánh giá tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được chia thành ba loại: đối với nhà giáo dạy lý thuyết đạt chuẩn có 18.448 người; nhà giáo dạy thực hành đạt chuẩn có 23.287 người; nhà giáo dạy tích hợp đạt chuẩn có 35.650 người; nhà giáo giảng dạy thực hành và tích hợp đạt chuẩn về kỹ năng nghề chiếm 91,13%. Khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành. Cơ cấu nhà giáo cơ bản phù hợp với mục tiêu đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực. Tổng số cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp là 20.627 người, có trình độ chuyên môn, trong đó, 94,21% có trình độ đại học và trên đại học, gần 50% cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ quản lý. Đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên cả nước phát triển nhanh về số lượng cơ bản đáp ứng được yêu cầu và từng bước khắc phục được tình trạng bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo từng bước được chuẩn hóa.

Tuy nhiên, số lượng, cơ cấu nhà giáo ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp…) hiện nay còn thiếu đội ngũ có trình độ kỹ năng nghề cao, thiếu nhà giáo giảng dạy ở các ngành nghề chuyển giao cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN. Số lượng cán bộ quản lý nhà nước ở các địa phương còn ít, chủ yếu là kiêm nhiệm. Năng lực chuyên môn, sư phạm, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng nghề của một bộ phận nhà giáo nhìn chung còn hạn chế, ảnh hướng tới khả năng cập nhật công nghệ mới, tiên tiến của khu vực và thế giới vào trong giảng dạy. Năng lực quản lý, quản trị và trình độ đào tạo của nhiều cán bộ quản lý các trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp còn bất cập, chưa chuyên nghiệp, chưa thích ứng với sự thay đổi của khoa học – công nghệ và hội nhập quốc tế để đổi mới công tác quản lý tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp.  

ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP

Để phát huy vai trò đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong các trường cao đẳng, thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, cần thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là giáo dục để trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho người học. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo có trình độ kỹ năng nghề thành thạo, các nhà trường phải trang thiết bị dạy nghề, đào tạo nghề hiện đại phục vụ rèn luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường cao đẳng. Hoàn thiện các chuẩn và chuẩn hóa nhà giáo, chú trọng kinh nghiệm thực tiễn và năng lực nghề nghiệp trong kỷ nguyên số, phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp các kỹ năng cốt lõi mà thế kỷ 21 đòi hỏi cùng kỹ năng mềm, kỹ năng số, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp. Xây dựng và triển khai cơ chế định kỳ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo. 

Đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đối với nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN, quốc tế. Tổ chức, sắp xếp hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo hướng phân bổ hợp lý theo vùng, miền, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo. Thực hiện công nhận kỹ năng, trình độ đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ ở ngành nghề khác chuyển sang làm giáo viên, giảng viên trong các trường cao đẳng. Phát triển mạnh đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề đủ năng lực tham gia đào tạo trình độ cao đẳng. Triển khai hiệu quả các cộng đồng, mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong các trường cao đẳng. 

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý các trường cao đẳng theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý – quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ. Phát triển nhanh và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định, bảo đảm chất lượng, đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra chuyên ngành. Định kỳ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ này.

Theo Tuyengiao.vn

Liên hệ