• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực tổ chức “Hội nghị tư vấn tuyển sinh năm 2020”

Tiếp nối chuỗi các hoạt động tăng cường công tác tuyển sinh, chiều ngày 27/8/2020 trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực tổ chức “Hội nghị tư vấn tuyển sinh năm 2020”.

Từ đầu năm 2020 đến nay do tác động của dịch Covid 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyển sinh của nhà trường, tuy nhiên nhà trường cũng đa dạng hơn các hình thức tư vấn tuyển sinh để phù hợp với tình hình mới của xã hội. Đây là thời điểm thích hợp nhất để triển khai công tác tuyển sinh của nhà trường khi mà các em học sinh THPT đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

 “Hội nghị tư vấn tuyển sinh năm 2020” là một trong những nội dung trọng tâm của công tác tuyển sinh, trên cơ sở đó triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển sinh các ngành nghề đào tạo của trường năm 2020.

Phát biểu tại hội nghị Ths. Nguyễn Thị Hoa – Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng tuyển sinh nhà trường nhấn mạnh về chính sách ưu đãi dành cho sinh viên năm 2020 như sau:

– Miễn giảm từ 20% đến 50% học phí cho con thương binh, con liệt sỹ, con mồ côi cả cha lẫn mẹ, hộ nghèo, vùng 135.

– Giảm 100% học phí kỳ 1 cho thí sinh có điểm học bạ THPT trung bình các môn học trong 03 năm khối A, B (Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Hóa, Sinh) từ 8,0 trở lên.

– Giảm 50% học phí kỳ 1 cho thí sinh có học bạ loại khá, giỏi trong 03 năm học THPT.

– Được xét cấp học bổng, miễn giảm học phí nếu có thành tích cao trong, rèn luyện theo quy định của nhà trường.

– Được hỗ trợ vay vốn ngân hàng để học tập và sinh hoạt trong thời gian học tại trường theo quy định.

– Được hỗ trợ miễn giảm học phí đối với những ngành nghề độc hại theo quy định của Chính phủ.

– Nhà trường cam kết 100% SINH VIÊN RA TRƯỜNG CÓ VIỆC LÀM NGAY.

Trong thời gian đào tạo và sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được tuyển dụng vào làm việc tại 2 Bệnh viện thực hành của nhà trường: Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực; Nhà trường sẽ giới thiệu việc làm tại các bệnh viện, phòng khám, các trung tâm y tế, các nhà thuốc hoặc đi thực tập sinh, xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan … cho sinh viên (nếu sinh viên có nguyện vọng).

Hội nghị đã nêu rõ về công việc trong thời gian tới Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực sẽ mở rộng quy mô đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế và kết nối doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo cơ hội thực hành, ứng dụng và cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Nhà trường cũng sẽ thể hiện trách nhiệm đối với hệ thống Y tế Tư nhân Việt Nam trong công tác đào tạo nguồn lao động chất lượng cao.

Bên cạnh đó, hội nghị được lắng nghe các thầy cô trong ban tuyển sinh của nhà trường trình bày các ý tưởng, đề xuất phương án tuyển sinh trong thời gian tới. Hội nghị cũng đã cụ thể hóa các phương án tuyển sinh các ngành nghề năm 2020 nói riêng và các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói chung.

Tham luận của các thầy cô tại Hội nghị

Cùng với đó, Ths. Nguyễn Thị Hoa –  Phó hiệu trưởng Nhà trường, Chủ tịch HĐTS đã  truyền đạt kinh nghiệm và trực tiếp tập huấn cho các thầy cô làm công tác tuyển sinh.

Ths Nguyễn Thị Hoa – Chủ tịch hội đồng tuyển sinh nhà trường phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị triển khai công tác tư vấn và tuyển sinh năm 2020 đã thể hiện sự quyết tâm của  nhà trường trong công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh năm 2020. Ban giám hiệu, HĐTS đề nghị các phòng, khoa chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường việc thực hiện quảng bá tuyển sinh về nhà trường trên các phương tiện truyền thông. Yêu cầu toàn thể cán bộ giáo viên,  người lao động phát triển trau dồi kỹ năng, nâng cao năng lực nhà giáo, chất lượng đào tạo, cùng tận tâm, tận lực sử dụng tối đa các nguồn lực trong mỗi cá nhân và cả tập thể để tham gia hỗ trợ, thực hiện công tác tuyển sinh một cách hiệu quả nhất, tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo của Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực.

Sau đây là các hình ảnh diễn ra trong Hội nghị

Hướng nghiệp 2020: Ngành nghề HOT nào phù hợp với bạn?

Sau tác động của Covid-19, thế giới đã bắt đầu chuyển mình sang một trạng thái “bình thường mới”. Cùng với đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tạo ra những biến đổi sâu sắc trong hoạt động kinh tế cũng như trong đời sống xã hội, nhất là cơ cấu ngành nghề và việc làm. Trong bối cảnh này, dự báo các nhóm ngành nghề tại Việt Nam sẽ có xu hướng phát triển mạnh như sau:

1. Nhóm ngành Khoa học sức khoẻ sản xuất trang thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sản xuất thực phẩm tăng cường sức khỏe: Kinh tế – xã hội càng phát triển thì yêu cầu và nhu cầu đối với các ngành này càng cao, nhất là đại dịch cho thấy mức độ ảnh hưởng, tầm quan trọng của nó đối sự phát triển của quốc gia.

– Đối với thị trường Quốc Tế: Khối ngành y tế là xu hướng nghề nghiệp năm 2020, với dự đoán mức tăng trưởng lên tới 19.5%. Đây là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong khoa học, đời sống, kỹ thuật và y học. Trong tương lai tầm 5 năm tới, ngành này sẽ hưởng 1 phần không nhỏ từ 1 số lượng dân số già, đối tượng cần nhiều dịch vụ chăm sóc nhất của xã hội.

– Đối với thị trường Việt Nam: Theo kế hoạch phát triển nhân lực của Bộ Y tế trong hệ thống khám – chữa bệnh giai đoạn từ 2015 – 2020, thì cần phải bổ sung 10.887 dược sĩ ĐH và 83.851 điều dưỡng. Đạt 30% tổng số điều dưỡng có trình độ CĐ – ĐH. Việc này mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho những người có dự định theo học và làm việc trong ngành Y.

2. Nhóm ngành Công nghệ thông tin, viễn thông và các ngành thương mại điện tử, kinh doanh online: Trong thời kỳ bùng nổ của cách mạng 4.0, bất kỳ tổ chức nào cũng đều có website, Facebook, mạng nội bộ và các kênh truyền thông trên mạng khác để kinh doanh, tương tác với khách hàng. Trong tiến trình này, vấn đề bảo mật và đảm bảo an toàn thông tin các tổ chức đều cần đến. Sau Covid-19, nhu cầu mua hàng trực tuyến, học online, làm việc online sẽ tăng lên… Vì thế nhóm các ngành Công nghệ thông tin, viễn thông và các ngành thương mại điện tử sẽ có cơ hội phát triển nhiều và mạnh hơn.

3. Ba là nhóm ngành Phát triển Internet di động, điện toán đám mây và phân tích Dữ liệu lớn: Ngày nay, Internet di động được áp dụng trong hầu hết lĩnh vực thương mại. Tốc độ nhanh và sự tiện lợi của nó đã giúp con người tăng năng suất công việc. Những nghề nghiệp như chuyên gia phân tích dữ liệu hay nhà phát triển ứng dụng hiện tại không còn là độc quyền của ngành công nghệ thông tin và truyền thông mà đã trải rộng khắp các lĩnh vực khác như Tài chính và Đầu tư, Truyền thông tin tức và giải trí. Nhu cầu nhân lực có kỹ năng phân tích dữ liệu lớn đang có tốc độ phát triển rất nhanh.

4. Nhóm ngành nông nghiệp gắn với công nghệ cao, sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp: Nhu cầu về lương thực, thực phẩm thời gian tới vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên. Nông nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia và phát triển mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian tới.

5. Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật như: cơ khí, cơ khí chế tạo, điện tử, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo: Covid- 9 đã cho mọi quốc gia thấy tầm quan trọng của công nghệ nội địa cho nền an ninh quốc gia nên dự báo sẽ có sự thay đổi lớn trong chiến lược, chính sách sản xuất nội địa. Đồng thời, giai đoạn hậu Covid-19 sẽ có sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng có lợi cho Việt Nam. Các ngành trên sẽ có nhiều cơ hội phát triển từ sự thay đổi đó.

6. Nhóm ngành công nghệ sinh học: Ngành công nghệ sinh học cũng đang dần được định hình lại và phát triển đột phá. Sự tích hợp kỹ thuật số – vật lý – sinh học sẽ khiến ngành Công nghệ sinh học có sức mạnh to lớn trong sản xuất thực phẩm, chữa bệnh, y tế…

7. Nhóm ngành Dịch vụ Tài chính và Đầu tư: Cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và máy học (Machine learning), ngành này sẽ có sự chuyển dịch rõ rệt, với cơ hội việc làm to lớn cho những vị trí cần xử lý máy tính và cấu trúc dữ liệu, bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu và mạng máy tính.

Hy vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn xem ngành nghề HOT nào phù hợp với mình nhất. Chúc các bạn thành công.

5 bước cơ bản để lựa chọn ngành nghề phù hợp

Thành công nghề nghiệp tương lai phụ thuộc quan trọng vào sự lựa chọn ngành nghề hôm nay của bạn. Mùa tuyển sinh đã bắt đầu, nhiều bạn học sinh đang rất khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình

Hãy lắng nghe những tư vấn chọn nghề phù hợp qua 5 bước cơ bản sau đây và có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân khi lựa chọn nghề nghiệp.

Bước 1: Hãy dành thời gian cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai

Việc lựa chọn những ngành nghề có triển vọng trong tương lai là rất quan trọng vì công việc là một phần quan trọng của cuộc sống (cảm thấy mình có ích, thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho cộng đồng và xã hội, niềm vui sáng tạo trong công việc…)

Chọn lựa nghề nghiệp nếu không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức…Vì vậy bạn hãy dành thời gian cho những điều bạn xem là quan trọng

Bước 2 : Loại bỏ những vấn đề sai lầm khi chọn nghề

Chọn nghề chỉ có ở bậc đại học, chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”, theo phong trào mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không, chọn nghề theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác (cha mẹ, bạn bè, người yêu…), chọn nghề theo may rủi bằng những phương pháp ngẫu nhiên, chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình, chọn nghề mà không quan tâm đến điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội.

Bước 3 : Xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào

Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp: nghề nghiệp phù hợp với tính cách, nghề nghiệp phù hợp với môn học tốt, nghề nghiệp phù hợp với sở trường bản thân,…Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn…, các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn.

 

 

Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa việc chọn nghề qua việc làm bài trắc nghiệm. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế… ở xung quanh ta, và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất. Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.

Ví dụ: làm báo tường, viết bài gửi cho các báo… để xem mình có phù hợp với nghề báo không; làm thủ quỹ lên kế hoạch chi tiêu cho lớp để xem mình có phù hợp nghề kế toán hay không, tham gia tổ chức một sự kiện như hội trại, picnic cho trường hay lớp để bạn nhận thấy năng lực lãnh đạo, khả năng giao tiếp, thuyết phục, điều phối, xử lý vấn đề của mình,… 

Một số cách để bạn nhận được sự tư vấn chọn ngành phù hợp:

– Tới các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, nơi đó họ có đủ sách, tài liệu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, người nhà, bạn bè… để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào

– Tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm

– Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp ở các công ty, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề

– Trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn. Hỏi về cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển…

– Khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì, để từ đó có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp. Hãy để sự lựa chọn của mình mở ra với nhiều nghề nghiệp khác nhau.

Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bạn đã lựa chọn được nghề nghiệp của mình. Bây giờ bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Bạn muốn trở thành một tiến sĩ hay một doanh nhân thành đạt? Bạn thích thu nhập cao hay cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả hai, hay còn điều gì khác nữa? Hãy xem xét kỹ mình mong muốn điều gì ở tương lai.

 

Bước 5: Cần tìm hiểu nhiều nhất về những ngành nghề mà mình lựa chọn

– Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.

– Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.

– Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.

– Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.

– Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.

– Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi

– Học phí, học bổng.

– Bằng cấp và cơ hội học lên cao .

– Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.

– Tìm hiểu các khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.

– Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.

– Những chống chỉ định y học.

– Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quá trình đào tạo của nhà trường.

– Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành nghề đó có việc làm, thành phần công việc, mức lương …

Các thông tin này bạn có thể tìm kiếm phối hợp trên các website, cẩm nang tuyển sinh, sổ tay sinh viên của các trường, website của báo chí, cẩm nang tuyển sinh của các báo, các loại sách hướng nghiệp, các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của các trường những người làm trong nghề…

Với 5 bước chọn ngành nghề trên đây, hy vọng bạn lựa chọn được ngành học yêu thích. Chúc bạn thành công với ngành nghề đã chọn!

 

Liên hệ