• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Tên ngành: Y học cổ truyền

Mã ngành: 6720102

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 3 năm học

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người Y sỹ Y học cổ truyền có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản để làm nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân chủ yếu bằng thuốc nam, châm cứu xoa bóp và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc; có khả năng tự học nâng cao trình độ góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể /Năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp

1.2.1. Về kiến thức

– Giải thích được cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;

– Đánh giá được sự tác động của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, các tác nhân vật lý, tác nhân hóa học, vai trò của di truyền lên cơ thể;

– Phát hiện được những trường hợp cấp cứu thường gặp tại tuyến y tế cơ sở;

– Hiểu được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số Bài thuốc y học cổ truyền;

– Mô tả được các phương pháp bào chế cơ bản của dược liệu y học cổ truyền;

– Mô tả được hệ thống kinh lạc, xác định đúng vị trí và trình bày được tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;

– Giải thích được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;

– Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt. Giải thích tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;

– Giải thích được các nguyên tắc, phương pháp, tác dụng, chỉ định và chống chỉ định của dưỡng sinh. Mô tả được các động tác dưỡng sinh cơ bản;

– Trình bày và giải thích được các bước thăm khám, chẩn đoán, nguyên tắc điều trị, tiên lượng và dự phòng một số bệnh thường gặp theo y học cổ truyền;

– Phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;

– Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và  trách nhiệm pháp lý của nghề y;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xa hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Về kỹ năng

– Giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng  nghiệp trong đội ngũ y tế và trong sinh hoạt khoa học;

 Sử dụng thành thạo các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế;

– Lập được kế hoạch tư vấn, chăm sóc sức khỏe ban đầu và giáo dục sức khỏe cộng đồng;

– Thực hiện được các phương pháp khám bệnh, đưa ra pháp trị phù hợp, làm được hồ sơ bệnh án y học cổ truyền một cách tự tin, đầy đủ;

– Thực hiện thành thạo các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, giác hơi, trong điều trị một số bệnh thông thường;

– Thực hiện được kỹ thuật bào chế các loại dược liệu thông thường;

– Thực hiện thành thạo các động tác dưỡng sinh cơ bản, lựa chọn động tác và hướng dẫn được cho từng bệnh nhân cụ thể để phòng và trị bệnh;

– Thực hiện thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;

– Chỉ định đúng Bài thuốc và gia giảm các vị thuốc hợp lý để điều trị một số bệnh thông thường;

– Thu thập, đánh giá, lưu trữ, sử dụng có chọn lọc các nguồn thông tin cho mục đích tự học, phát triển chuyên môn;

– Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp, hướng dẫn được cho sinh viên thực tập các kiến thức và kỹ năng về chuyên môn;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng  dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát các nhân viên trong nhóm, trong tổ hoặc các sinh viên thực tập thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn xác định;

– Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

– Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Chủ động hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;

– Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế

 – Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;

–  Xây dựng môi trường làm việc an toàn hiệu quả;

–  Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

–  Khám và kê đơn thuốc y học cổ truyền;

–  Bốc thuốc y học cổ truyền;

–  Châm cứu;

–  Xoa bóp – bấm huyệt;

–  Hướng dẫn tập dưỡng sinh;

–  Bào chế dược liệu;

–  Kinh doanh thuốc y học cổ truyền;

–  Thực hành chuyên môn y học cổ truyền trạm y tế phường (xa);

–  Thực hành chuyên môn phòng chẩn trị y học cổ truyền.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng môn học: 36

Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 105 tín chỉ;

Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2671 giờ;

Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ;

Khối lượng các môn học chuyên môn: 2236 giờ;

Khối lượng lý thuyết: 983 giờ; thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1598 giờ;

Khối lượng thi – kiểm tra: 90 giờ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

 

Tên ngành: Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Mã ngành: 6720603

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương  đương

Thời gian đào tạo: 3 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người Kỹ thuật viên phục hồi chức năng trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và kiến thức chuyên ngành để thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng phục vụ yêu cầu chẩn đoán, điều trị tại các cơ sở điều trị và cộng đồng; có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng chính xác; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể/Năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp

1.2.1. Về kiến thức

– Giải thích các kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh lý người, sinh lý bệnh, sinh học di truyền, bệnh học, dược lý, cấp cứu ban đầu vào việc lập kế hoạch chăm sóc điều trị;

– Trình bày được các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

– Giải thích được những nguyên nhân, triệu chứng trong điều trị phục hồi chức năng hệ tim mạch – hô hấp, hệ thần kinh – cơ, phục hồi chức năng cơ -xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

– Trình bày được phương pháp vận động trị liệu, qui trình thực hiện lượng giá chức năng hệ vận động, qui trình bảo quản trang thiết bị phục hồi chức năng trong điều trị;

– Phân tích được tác dụng điều trị trong các trường hợp phục hồi chức năng hệ tim mạch – hô hấp, phục hồi chức năng hệ thần kinh – cơ, phục hồi chức năng cơ xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Về kỹ năng

– Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;

– Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;

– Xác định được vị trí giải phẫu cơ – xương – thần kinh trên người bệnh;

– Lượng giá thành thạo chức năng hệ vận động của cơ thể;

– Vận hành thành thạo an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị chuyên ngành Phục hồi chức năng;

– Thực hiện thành thạo các thao tác tập vận động trị liệu, các phương pháp điều trị phục hồi chức năng, phục hồi chức năng hệ tim mạch – hô hấp, phục hồi chức năng hệ thần kinh – cơ, phục hồi chức năng cơ xương;

– Áp dụng các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

– Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;

– Hướng dẫn thành thạo các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

– Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;

– Tổ chức và quản lý khoa phòng phục hồi chức năng một cách khoa học;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp  trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;

– Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh;

– Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện  của các thành viên trong nhóm;

– Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;

– Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;

– Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe

– Bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng, viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc người khuyết tật

– Trung tâm thể dục thể thao, phòng tập thể hình, đội thể thao chuyên nghiệp

– Cơ sở kinh doanh thiết bị máy móc Vật lý trị liệu, công ty sản xuất dụng cụ thích nghi

– Các cơ sở giáo dục.

– Có cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Số lượng môn học: 36

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 100 tín chỉ

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2552 giờ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học chuyên môn: 2117 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 879 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1575 giờ;

– Khối lượng thi – kiểm tra: 98 giờ.

3. Nội dung chương trình

 

 

 

 

Mã MH/MĐ

 

 

 

 

Tên môn học

 

 

 

Số  tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

 

 

Tổng      số

Trong đó

 

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo

luận

 

Thi/ kiểm tra

1.

Các môn học chung

19

435

157

255

23

MH01

Chính trị

4

75

41

29

5

MH02

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

MH03

Tin học

3

75

15

58

2

MH04

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH05

Ngoại ngữ

5

120

42

72

6

MH06

Giáo dục Quốc phòng và

An ninh

3

75

36

35

4

2.

Các mô – đun chuyên môn

 

 

 

 

 

2.1.

đun cơ sở

25

488

306

166

16

MĐ07

Giải phẫu – Sinh lý

3

63

30

30

3

MĐ08

Chức năng cơ thể người –

Sự hình thành bệnh tật

2

31

30

 

1

MĐ09

Vi sinh – Ký sinh trùng

2

32

31

 

1

MĐ10

Dược lý

2

32

31

 

1

MĐ11

Dinh dưỡng – vệ sinh an

toàn thực phẩm

2

31

30

 

1

MĐ12

Điều dưỡng cơ sở

4

108

32

72

4

MĐ13

Môi trường và sức khỏe

2

31

30

 

1

MĐ14

Kỹ năng giao tiếp – Giáo

dục sức khỏe

2

48

15

32

1

MĐ15

Tâm lý người bệnh và Y

đức

2

32

31

 

1

MĐ16

Tổ chức và QLYT-PLYT

2

32

31

 

1

MĐ17

Thống kê y học – Nghiên

cứu khoa học

2

48

15

32

1

2.2.

Mô – đun chuyên môn

54

1599

387

1154

58

MĐ18

Bệnh học nội khoa

2

33

28

4

1

MĐ19

Bệnh học ngoại khoa

2

35

26

8

1

MĐ20

Bệnh học truyền nhiễm

2

32

31

 

1

MĐ21

Giải phẫu chức năng hệ vận

động và thần kinh

2

48

15

30

3

MĐ22

Lượng giá chức năng vận

động

2

48

15

30

3

MĐ23

Vận động trị liệu

3

78

15

60

3

MĐ24

Các phương thức điều trị

vật lý trị liệu

3

60

28

29

3

MĐ25

Bệnh lý và VLTL/PHCN hệ cơ xương

5

90

56

29

5

MĐ26

Bệnh lý và VLTL/PHCN

các hệ cơ quan

5

90

56

29

5

MĐ27

Bệnh lý và VLTL/PHCN

hệ thần kinh – cơ

5

90

56

29

5

MĐ28

Y học cổ truyền

3

63

30

30

3

MĐ29

Phục hồi chức năng dựa vào

cộng đồng

2

32

31

 

1

MĐ30

Thực tập ĐDCS

2

90

 

86

4

MĐ31

Thực tập VLTL-PHCN cơ bản

3

160

 

156

4

MĐ32

Thực tập VLTL – PHCN Nội khoa

3

160

 

156

4

MĐ33

Thực tập VLTL – PHCN

Ngoại khoa

3

160

 

156

4

MĐ34

Thực tập VLTL – PHCN tại

cộng đồng

2

90

 

86

4

MĐ35

Thực tập tốt nghiệp

5

240

 

236

4

 

Môn – đun tự chọn

2

30

29

0

1

MĐ36a

Kiểm soát nhiễm khuẩn

2

30

29

 

1

MĐ36b

CSSK người bệnh tâm thần

2

30

29

 

1

MĐ36c

Tiếng Anh chuyên ngành

2

30

29

 

1

Tổng toàn chương trình

100

2552

879

1575

98

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG Y SỸ ĐA KHOA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG Y SỸ ĐA KHOA

Tên ngành, nghề: Y sỹ đa khoa

 Mã ngành: 6720101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 03 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình khung cao đẳng chuyên nghiệp được thiết kế để đào tạo y sỹ  cao đẳng có kiến thức, kỹ năng chuyên môn y học ở trình độ cao đẳng, từ đó có cơ sở học thêm chương trình đào tạo chuyên ngành để làm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh; có đủ sức khoẻ; không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

Chương trình khoá học bao gồm các nội dung cơ bản về Chính tri; Tin học;  Ngoại ngữ; Giáo dục thể chất; Giáo dục pháp luật; Giáo dục quốc phòng và An ninh; Giải phẫu – sinh lý; Vi sinh – ký sinh trùng; Dược lý; Dinh dưỡng – VSATTP; Vệ sinh phòng bệnh; Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ; Quản lý và tổ chức y tế; Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng. Các mô – đun chuyên môn như:  Bệnh nội khoa; Bệnh ngoại khoa; Bệnh nhi khoa; Sức khoẻ sinh sản; Bệnh truyền nhiễm; Bệnh chuyên khoa; Y tế công cộng; Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng. Nội dung phần thực hành, thực tập của các mô-đun chuyên môn và thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng, được bố trí thành những mô-đun riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu quả.

Học xong chương trình này, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành người cán bộ y tế, có khả năng quản lý, khám và điều trị một số bệnh thông thường  theo quy định, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người y sỹ trình độ Cao đẳng có thể học liên thông lên trình độ Đại học theo các quy định hiện hành của pháp luật.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Về kiến thức:

Trình bày được những kiến thức cơ bản về:

– Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người

– Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện môi trường sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

– Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường.

– Trình bày được luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc  và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

1.2.2. Về kỹ năng:

– Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.

– Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

– Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

– Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

– Quản lý trạm y tế xã.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

1.2.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

– Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật.

– Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế.

– Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường

– Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương.

– Biết được những kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị các bệnh thường  gặp theo y học cổ truyền (YHCT), phương pháp điều trị những bệnh thông thường bằng YHCT tại tuyến cơ sở, bằng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp và tập luyện dưỡng sinh.

– Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

– Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản và Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.

– Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh.

– Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng.

– Phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng; đề xuất  và tham gia các biện pháp giải quyết; báo cáo kịp thời khi có dịch.

– Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh xã hội, bệnh mạn tính tại cơ sở y tế, tại nhà.

– Tham gia lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, gia đình và cá nhân tại địa phương.

– Tham gia công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ.

– Thực hiện các chương trình y tế tại địa phương.

– Tham gia hướng dẫn, huấn luyện nhân viên, học sinh y tế thực tập tại đơn vị.

– Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị y tế của Trạm y tế.

– Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế.

1.2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ

– Tiếp tục học chương trình liên thông lên Đại học

– Tham dự các khóa học chuyên đề để cập nhật kiến thức và nâng cao  trình độ chuyên môn nghiệp vụ, triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới của ngành y tế.

2. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo khóa học

Số lượng môn học: 42

Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 112 Tín chỉ

Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

Khối lượng các môn học chuyên môn: 2670 giờ

Khối lượng lý thuyết: 782 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 2226 giờ

3. Nội dung chương trình:

 

 

 

 

Mã MĐ

 

 

 

 

Tên mô đun

 

 

 

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

 

 

 

Tổng số

Trong đó

 

 

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

 

Thi/ Kiểm tra

I.

Các mô đun chung

19

435

157

255

23

MH01

Giáo dục Chính trị

4

75

41

29

5

MH02

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

3

75

36

35

4

MH03

Giáo dục thể chất

2

60

05

51

4

MH04

Tiếng Anh

5

120

42

72

6

MH05

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH06

Tin học

3

75

15

58

2

II.

Các mô đun chuyên môn

93

2670

625

1971

74

II.1

Các mô đun cơ sở ngành

27

570

226

320

24

MĐ 07

Vật lý đại cương và lý sinh

2

45

14

29

2

MĐ 08

Toán cao cấp – Thống kê y dược

2

45

14

29

2

MĐ 09

Sinh học và Di truyền

2

45

14

29

2

MĐ 10

Hoá học

2

30

28

0

2

MĐ 11

Giải phẫu – sinh lý

5

105

43

58

4

MĐ 12

Vi sinh – ký sinh trùng

2

45

14

29

2

MĐ 13

Dược lý

2

30

29

0

1

MĐ 14

Dinh dưỡng – VSATTP

2

45

14

29

2

MĐ 15

Điều dưỡng cơ bản – KTĐD

3

75

14

59

2

MĐ 16

Kỹ năng giao tiếp – GDSK

2

45

14

29

2

MĐ 17

Vệ sinh – phòng bệnh

2

45

14

29

2

MĐ 18

Quản lý tổ chức y tế

1

15

14

0

1

II.2

Các mô đun chuyên ngành

66

2100

399

1651

50

MĐ 19

Kiểm soát nhiễm khuẩn

3

105

14

89

2

MĐ 20

Bệnh nội khoa

5

75

71

0

4

MĐ 21

Lâm sàng Nội 1

3

135

0

133

2

MĐ 22

Lâm sàng Nội 2

3

135

0

133

2

MĐ 23

Bệnh Ngoại khoa

4

60

56

0

4

MĐ 24

Lâm sàng Ngoại 1

3

135

0

133

2

MĐ 25

Lâm sàng Ngoại 2

2

90

0

88

2

MĐ 26

Bệnh nhi khoa

3

45

43

0

2

MĐ 27

Lâm sàng Nhi 1

2

90

0

88

2

MĐ 28

Lâm sàng Nhi 2

2

90

0

88

2

MĐ 29

Sức khỏe sinh sản

3

45

43

0

2

MĐ 30

Lâm sàng Sản 1

2

90

0

88

2

MĐ 31

Lâm sàng Sản 2

2

90

0

88

2

MĐ 32

Bệnh truyền nhiễm

2

30

28

0

2

MĐ 33

Lâm sàng truyền nhiễm

3

135

0

133

2

MĐ 34

Phục hồi chức năng

2

45

14

29

2

MĐ 35

Y học cổ truyền

2

30

28

0

2

MĐ 36

Lâm sàng Y học cổ truyền

2

90

0

88

2

MĐ 37

Bệnh chuyên khoa

3

45

43

0

2

MĐ 38

Lâm sàng chuyên khoa

3

135

0

133

2

MĐ 39

Y tế cộng đồng

2

45

14

29

2

MĐ 40

Thực tập cộng đồng

2

90

0

88

2

MĐ 41

Thưc tập tốt nghiệp

3

135

0

133

2

MĐ 42

Ôn và Thi đánh giá năng lực cuối khóa

5

135

45

90

0

Tổng cộng

112

3105

782

2226

97

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2024

Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực thông báo tuyển sinh hệ Cao đẳng, Trung cấp trên toàn quốc năm 2024

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (1)

Ngành Cao đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học

TÊN NGÀNH: KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC   

MÃ NGÀNH: 6720601

THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 NĂM   

BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN THỰC HÀNH KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Kỹ thuật hình ảnh y học trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong y học, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đây là các kỹ thuật cần sự cẩn thận, độ chính xác cao. Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng bức xạ hoặc vật lý xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân như máy X-Quang, siêu âm, CT… hoặc sử dụng hóa chất phụ trợ cho việc in ấn ảnh như máy rửa phim, in phim do đó yêu cầu về an toàn chính xác rất khắt khe, yêu cầu tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc an toàn điện, an toàn bức xạ.

2. Kiến thức

– Vận dụng được những kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức chuyên ngành trong giải thích cơ chế, nguyên tắc, quy trình thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh;

–  Trình bày được các nguyên lý hoạt động của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh

– Giải thích được được đặc điểm cấu tạo của các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như: máy X – quang thường qui, máy X – quang KTS, máy X – quang C – Arm, máy chụp mạch, máy chụp cắt lớp, máy rửa phim, máy in phim, máy siêu âm;

– Phân tích và vận dụng được kiến thức về các nguyên lý, quy tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại trang thiết bị thuộc ngành Kỹ thuật hình ảnh y học,

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định, kiến thức luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.

3. Kỹ năng

– Vận hành, sử dụng được thiết bị chẩn đoán hình ảnh đúng quy định;

– Thực hiện được các kỹ thuật X – quang thông thường và X – quang có dùng thuốc cản quang;

– Thực hiện được các kỹ thuật chụp cắt lớp trên máy chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ,

– Sử dụng thành thạo, bảo quản các trang thiết bị trong khoa Chẩn đoán hình ảnh

– Tham gia công tác tổ chức và quản lý khoa CĐHA theo quy định,

– Thực hiện tốt các kỹ năng giao tiếp phù hợp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp,

– Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng,

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh, tôn trọng quyền của người bệnh;

– Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;

– Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;

– Thể hiện thái độ tỷ mỉ, chính xác, thận trọng và tôn trọng người bệnh khi thực hành các kỹ thuật hình ảnh y học;

– Thể hiện ý thức bảo vệ, an toàn phóng xạ cho bản thân và những người chung quanh.

– Thể hiện ý thức sử dụng hiệu quả, an toàn các thuốc, hóa chất và trang thiết bị trong khi thực hiện chuyên ngành.

– Có ý thực phát triển nghề nghiệp, học tập liên tục và suốt đời

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Học xong chương trình này, người học có đủ điều kiện chuyên môn để được tuyển dụng vào làm việc tại:

– Các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc các cơ sở y tế ngoài công lập có khoa chẩn đoán hình ảnh.

– Các cơ sở đào tạo về hình ảnh y học.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề kỹ thuật hình ảnh y học trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

* ĐIỂM ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

–  Đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm,  tâm huyết, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong giảng dạy cũng như tham gia nhiều hoạt động hợp tác, kết nối đào tạo

– Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế, lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành bệnh viện.

– Các chương trình ngoại khóa, hội thảo được thường xuyên tổ chức giúp sinh viên giao lưu, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ tích cực về ngành nghề và tham gia phục vụ cộng đồng.

– Cơ sở thực hành: Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo

Ngành Cao đẳng Hộ sinh

TÊN NGÀNH: CAO ĐẲNG HỘ SINH

 MÃ NGÀNH: 6720303

 THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 NĂM

 BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN THỰC HÀNH HỘ SINH 

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường; tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc của nghề hộ sinh được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi; khoa Sản các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; trung tâm y tế tuyến huyên; các trạm y tế xã, phường và cộng đồng. Cường độ làm việc của người hộ sinh tương đối cao, đòi hỏi sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cao để đạt được sự hài lòng của người bệnh. Để đảm bảo công việc của nghề hộ sinh được tốt thì cần có môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị y tế và các nội quy, quy định nơi làm việc của hộ sinh.

Để hành nghề, người hộ sinh cần có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm. Ngoài ra, người hộ sinh phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc

2. Kiến thức

– Trình bày được các quy định của pháp luật trong công tác chăm sóc người bệnh, quy định về Luật khám chữa bệnh để hành nghề theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn trong phạm vi quy định của nghề nghiệp;

– Xác định được vai trò, phạm vi thực hành nghề nghiệp của người Hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh;

– Giải thích được nguyên nhân, triệu chứng, hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Trình bày được kiến thức trong lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh, xã hội, y tế công cộng và đạo đức nghề nghiệp làm nền tảng để chăm sóc thích hợp cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và gia đình của họ phù hợp với các yếu tố văn hóa của cộng đồng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

– Giao tiếp, phối hợp có hiệu quả với bác sĩ, đồng nghiệp, khách hàng trong học tập và công tác chăm sóc người bệnh. Thực hiện được công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe về chăm sóc sức khỏe sinh sản có hiệu quả tại cơ sở y tế và cộng đồng.

– Chăm sóc bà mẹ trước khi mang thai có chất lượng cao, giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa cộng đồng. Hỗ trợ việc kế hoạch hóa gia đình hoặc kết thúc thai nghén theo quy định của luật pháp và hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

– Chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén có chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ tốt nhất; dự phòng và phát hiện sớm tai biến sản khoa để xử trí hoặc chuyển tuyến kịp thời;

– Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ với chất lượng cao; đỡ đẻ sạch, an toàn; xử trí, cấp cứu đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và trẻ sơ sinh;

– Chăm sóc toàn diện, chất lượng cao cho bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh theo phân cấp chăm sóc;

– Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ; xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

– Lập được kế hoạch, thực hiện quy trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

– Thực hiện sơ cứu, cấp cứu được sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; phát hiện những biến chứng thuộc lĩnh vực sản phụ khoa để phối hợp bác sĩ giải quyết tại tuyến y tế cơ sở hoặc chuyển tuyến trên kịp thời, an toàn;

– Quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; quản lý thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Tuân thủ đúng các quy định về y đức, quy chế chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực hộ sinh và các quy định khác của ngành y tế;

– Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc và giải quyết được những tình huống trong thực tế;

– Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ phá thai và kế hoạch hóa gia đình.

– Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén;

– Chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ;

– Chăm sóc bà mẹ sau sinh;

– Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Hộ sinh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

* ĐIỂM ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

– Đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm,  tâm huyết, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong giảng dạy cũng như tham gia nhiều hoạt động hợp tác, kết nối đào tạo

– Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế, lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành bệnh viện.

– Các chương trình ngoại khóa, hội thảo được thường xuyên tổ chức giúp sinh viên giao lưu, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ tích cực về ngành nghề và tham gia phục vụ cộng đồng.

– Cơ sở thực hành: Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo

Ngành Cao đẳng kỹ thuật Xét nghiệm Y học

TÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC   

MÃ NGÀNH: 6720602

THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 NĂM   

BẰNG CẤP TỐT NGHIỆP: CỬ NHÂN THỰC HÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

1. Giới thiệu chung về ngành nghề

Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng là ngành, nghề sử dụng những phương pháp, máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại để nhận định các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện và cung cấp những bằng chứng giúp bác sĩ có khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người sử dụng dịch vụ xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc xét nghiệm gồm: tiếp đón, lấy hoặc nhận bệnh phẩm, pha hóa chất, thuốc thử, chuẩn bị các dụng cụ, máy móc, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, kiểm duyệt, nhận định, bảo quản và trả kết quả. Công việc của nghề chủ yếu được thực hiện ở phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm, từ trung ương đến địa phương, các trường đào tạo chuyên ngành về sức khỏe, các cơ quan/tổ chức có hoạt động về xét nghiệm, các trung tâm CDC,…

Điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với người sử dụng dịch vụ xét nghiệm là người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ, nhân viên y tế; hóa chất, sinh phẩm y tế, mẫu bệnh phẩm, thiết bị máy móc có độ chính xác cao nên đòi hỏi người kỹ thuật viên xét nghiệm luôn phải nắm chắc kiến thức nghề, có khả năng giao tiếp tốt, chịu đựng với áp lực công việc, tỷ mỷ, thận trọng, trung thực, chính xác và có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, pháp luật. Sản phẩm là kết quả các xét nghiệm yêu cầu nhanh chóng, đảm bảo chính xác và an toàn.

Người kỹ thuật viên xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm và nhận định, phân tích kết quả các xét nghiệm cơ bản thuộc lĩnh vực: Vi sinh ký sinh trùng; hóa sinh, miễn dịch; huyết học truyền máu; giải phẫu bệnh và tế bào. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, khả năng giao tiếp hiệu quả, tinh thần trách nhiệm cao và tác phong thận trọng, chính xác; khả năng tự học tập, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Kiến thức

– Trình bày được kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho công việc kỹ thuật xét nghiệm y học;

– Giải thích được cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý; kiến thức y học chuyên ngành phục vụ cho công việc;

– Trình bày được sự tác động của môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe;

– Giải thích được nguyên lý, cơ chế các xét nghiệm hóa sinh miễn dịch, huyết học truyền máu, vi sinh – ký sinh trùng, tế bào – mô bệnh học thông thường phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;

– Phân tích được nguyên tắc, phương pháp pha chế một số dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường;

– Giải thích được các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng, an toàn sinh học và quản lý chất lượng xét nghiệm;

– Trình bày được phương pháp luận khoa học trong công tác nghiên cứu khoa học;

– Vận dụng các kiến thức về chính sách, pháp luật và quy định về chuyên môn nghiệp vụ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, đồng nghiệp, người bệnh và nhân dân trong điều kiện chuyên môn cụ thể;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

– Pha chế thành thạo một số dung dịch đệm, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường, sử dụng được các bộ thuốc thử (kit) phục vụ cho công tác xét nghiệm;

– Làm thành thạo các xét nghiệm cơ bản về huyết học truyền máu, hóa sinh miễn dịch, vi sinh ký sinh trùng, xét nghiệm tế bào phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;

– Định danh được các vi sinh vật gây bệnh thường gặp; nhận định và phân tích được kết quả xét nghiệm sinh hóa miễn dịch, huyết học truyền máu cơ bản; xác định được tế bào mô bệnh học trong tổn thương dạng viêm và u một số mô của cơ thể;

– Tổ chức được xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng một cách độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp;

– Sử dụng và bảo quản được các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng trong phòng xét nghiệm;

– Kiểm soát được lây nhiễm, xử lý rác thải theo đúng quy định về an toàn sinh học phòng xét nghiệm;

– Ghi chép, vào sổ, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;

– Tham gia công tác quản lý phòng xét nghiệm, chất lượng phòng xét nghiệm;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát các nhân viên trong nhóm, trong tổ hoặc các sinh viên thực tập thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn xác định;

– Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

– Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Tuân thủ các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật xét nghiệm, quy trình bảo đảm chất lượng xét nghiệm; các quy định về an toàn lao động, an toàn sinh học, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo quy định của pháp luật;

– Xây dựng môi trường làm việc an toàn hiệu quả;

– Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Tiếp đón và trả kết quả;

– Tiếp nhận, lấy mẫu và xử lý mẫu;

– Xét nghiệm huyết học truyền máu;

– Xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch;

– Xét nghiệm vi sinh ký sinh trùng;

– Xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào.

6. Khả năng học tập nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

* ĐIỂM ƯU VIỆT KHI HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

– Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết, yêu nghề.

– Luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế, lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành bệnh viện.

– Cơ sở thực hành: Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo

– Hợp tác trong và ngoài nước: liên kết đào tạo, giao lưu học hỏi cùng các chuyên gia đầu ngành, tham gia thành viên các tổ chức chuyên ngành xét nghiệm trong và ngoài nước.

Liên hệ