• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2023 – 2024, TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2020-2023 VÀ KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 – 20/11/2023)

Chiều ngày 19/11/2023, Trường Cao Đẳng Y dược Hợp Lực long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 – 2024; Trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên Niên khóa 2020 – 2023 và kỷ niệm 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023)

🔹 Về dự lễ khai giảng có: Bà Trịnh Thị Minh Hường – Trưởng phòng GD-NN Sở Lao động thương binh và xã hội Tỉnh Thanh Hóa; Bà Nguyễn Thị Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Y tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa; PGS.TS Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức; Ông Bùi Văn Thái – TP Nhân sự Miền Bắc, Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu; Lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh; Cơ quan báo chí.

🔹 Về phía Tổng Công ty CP Hợp Lực có GS.TS Nguyễn Văn Đệ – Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; TS Nguyễn Bảo Uyên – Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; TTƯT.BSCKII Lê Hữu Uyển – Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; BGĐ bệnh viện đa khoa Hợp Lực, BGĐ bệnh viện Đa khoa quốc tế Hợp Lực; cùng toàn thể lãnh đạo các khoa/phòng Tổng Công ty và lãnh đạo các đơn vị thành viên.

🔹 Về phía Nhà trường có: Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch HĐQT nhà trường; ThS. Nguyễn Thị Hoa – Hiệu trưởng nhà trường; TTƯT.BSCKII Lê Văn Bằng – Nguyên hiệu trưởng nhà trường; các đồng chí trong Ban giám hiệu; Lãnh đạo các khoa, phòng; các giảng viên và các em sinh viên đại diện hơn 1.300 sinh viên nhà trường.

🔹 Thực hiện lời di chúc của Bác Hồ đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đầu tư mọi nguồn lực để đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển nhanh, bền vững đáp ứng với xu thế hội nhập toàn cầu. ThS Lê Văn Lâm – Phó hiệu trưởng nhà trường đọc Thư Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục nhân kỷ niệm 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam nhân ngày khai giảng năm học mới.

🔹 Thay mặt Ban giám hiệu, Ths. Nguyễn Thị Hoa – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực đã gửi lời chúc mừng tới các em tân sinh viên khóa 14. Trong năm học vừa qua, với sự quan tâm sâu sắc của Sở LĐ – TB và XH, TCGDNN – Bộ LĐTBXH, sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của HĐQT và ban lãnh đạo Tổng công ty, sự quyết tâm và cố gắng của Tập thể CBGV và các em SV, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiếp tục giữ vững và phát huy những giá trị truyền thống cốt lõi của ngôi trường với bề dày lịch sử hơn 14 năm xây dựng và phát triển với những thành tích đáng tự hào: Luôn dẫn đầu trong công tác tuyển sinh trong khối trường tư thục toàn tỉnh; đã dành được nhiều giải thưởng cao trong các hoạt động VHVN -TDTT do Tổng công ty tổ chức; trong các hoạt động chuyên môn, Giảng viên nhà trường tích cực tham gia các kì hội giảng nhà giáo GDNN cấp trường, cấp tỉnh, nhà trường luôn có những nhà giáo đạt thành tích cao và đạt nhiều danh hiệu nhà giáo dạy giỏi. Đặc biệt SV của nhà trường tốt nghiệp đợt 2 tháng 9 năm 2023 xếp loại tốt nghiệp cao: có 400 SV tốt nghiệp sau ba năm miệt mài học tập và rèn luyện, trong đó có 191 SV xếp loại giỏi và xuất sắc; 193 SV xếp loại Khá, không có SV xếp loại trung bình.

🔹 Phát biểu tại Lễ khai giảng, GS.TS Nguyễn Văn Đệ – Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực chúc mừng tập thể Cán bộ, giáo viên, Sinh viên nhà trường nhân kỷ niệm 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu nhà trường với hai cơ sở thực hành chất lượng là Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hợp Lực. Tự hào khi sinh viên nhà trường sau khi tốt nghiệp đều vững chuyên môn và có việc làm ổn định. Khẳng định Hợp Lực chính là điểm sáng, là cơ sở đào tạo uy tín; tin tưởng rằng, Hội đồng quản trị nhà trường, Ban giám hiệu sẽ phát huy thế mạnh mô hình đào tạo Viện – Trường kết hợp, phấn đầu trở thành trường Đại học tư thục đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa theo đúng đề án chủ trường Hội đồng Quản trị Tổng Công ty đề ra.

🔹Trong khuôn khổ chương trình, Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam đã trao bằng khen cho các CBGV có thánh tích xuất sắc trong công tác phát triển y tế tư nhân. Đồng thời các phòng, ban và cán bộ giảng viên nhà trường có thành tích xuất sắc trong công tác thi đua năm 2022 – 2023 và các giáo viên giỏi cấp cơ sở cũng đã được HĐQT Tổng Công ty khen thưởng.

🔹Ngay sau lễ khai giảng, lễ trao bằng tốt nghiệp cho các em sinh viên niên khóa 2020 – 2023 đã được diễn ra. Trải qua thời gian 3 năm học tập dưới mái Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực, sinh viên nhà trường không chỉ được học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Hi vọng sau khi có được bằng tốt nghiệp, tất cả các em sẽ chính thức cống hiến sức trẻ, sự năng động, nhiệt huyết cùng với kiến thức, kỹ năng đã được học góp phần vào công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

🏢Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực

📍Địa chỉ: 595 Nguyễn Chí Thanh, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

☎ Điện thoại: 84 237 3854 848 – 094 610 1633

🌏Email: cdyd@hoplucgroup.com

🌏Website: cdyduochopluc.edu.vn

🌏Fanpage: https://www.facebook.com/truongcaodangyduochopluc

🌏 Tik Tok: https://www.tiktok.com/@cd_yduoc_hopluc?_t=8fClhYjkSTi&_r=1

Một số hình ảnh tại buổi lễ./.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NĂM 2023

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NĂM 2023 CÁC NGÀNH:

– Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học

– Cao đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học

– Cao đẳng Hộ sinh

Quyết định về việc ban hành chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Dược và ngành Điều dưỡng trình độ Cao đẳng năm 2023

Quyết định và chuẩn đầu ra ngành Dược trình độ cao đẳng

Quyết định và chuẩn đầu ra ngành Điểu dưỡng trình độ cao đẳng

QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG THEO PHƯƠNG THỨC TÍCH LŨY TÍN CHỈ

Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực ban hành quy chế tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo phương thức tích lũy tín chỉ năm 2023.

QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG PHƯƠNG THỨC TÍCH LŨY TÍN CHỈ

Tiêu chí đánh giá chất lượng trường cao đẳng nghề

(Chinhphu.vn) – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Dự thảo nêu rõ, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là việc đánh giá và công nhận các hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là nội dung yêu cầu mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Tiêu chí, điểm đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng

Dự thảo nêu rõ, việc đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng dựa vào các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1- Sứ mạng, mục tiêu và quản lý;
Tiêu chí 2 – Hoạt động đào tạo;
Tiêu chí 3 – Nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên;
Tiêu chí 4 – Chương trình, giáo trình;
Tiêu chí 5 – Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo;
Tiêu chí 6 – Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
Tiêu chí 7 – Người học và các hoạt động hỗ trợ người học;
Tiêu chí 8 – Giám sát, đánh giá chất lượng.

Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 2 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Tiêu chuẩn đạt yêu cầu được xác định trên cơ sở trường đáp ứng tiêu chuẩn và duy trì ít nhất trong 02 năm liên tục đối với trường trung cấp, trong 3 năm liên tục đối với trường cao đẳng tính đến thời điểm đánh giá.

Bảng tổng hợp các tiêu chí, số lượng tiêu chuẩn và điểm chuẩn của từng tiêu chí như sau:

Dự thảo nêu rõ, trường được đánh giá là đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1- Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí kiểm định đạt từ 80 điểm trở lên;

2- Điểm đánh giá của tổng tiêu chí kiểm định lớn hơn 60% tổng điểm đánh giá các tiêu chuẩn của tiêu chí đó;

3- Các tiêu chuẩn sau đây phải đạt yêu cầu:

3.1- Trường xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo cho từng lớp, khóa học, học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức và phương pháp tổ chức đào tạo để người học đáp ứng chuẩn đầu ra.

3.2- Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động hoặc các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập.

3.3- Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác, bảo đảm về số lượng, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường.

3.4- Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào tạo và các quy định về tổ chức đào tạo có liên quan.

3.5- Trường ban hành đầy đủ các chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo mà trường được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3.6- Các giáo trình được biên soạn hoặc lựa chọn, thẩm định, ban hành đủ cho các mô đun, môn học của chương trình đào tạo. Các giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, môn học trong chương trình đào tạo.

3.7- Các phòng học, phòng học chuyên môn hóa, khu vực thực hành, thực nghiệm, thực tập, giáo dục thể chất bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành, các yêu cầu công nghệ và bền vững môi trường.

3.8- Thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, bố trí hợp lý, bảo đảm các yêu cầu sư phạm, an toàn sức khỏe và vệ sinh môi trường.

3.9- Trường ban hành và áp dụng quy trình quản lý, cấp phát nguyên, nhiên, vật liệu. Nguyên, nhiên, vật liệu được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện; đáp ứng đầy đủ nhu cầu theo kế hoạch và tiến độ đào tạo.
Trường không đáp ứng các yêu cầu quy định trên được đánh giá là không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRƯỜNG – VIỆN ĐIỂM KHÁC BIỆT VÀ ƯU VIỆT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

– Nếu chỉ có giảng đường và phòng thí nghiệm thì chỉ đào tạo ra người quan sát y khoa chứ không thể đào tạo được thầy thuốc. Chính vì thế, từ bệnh viện đến trường học phải có mối liên hệ mật thiết, cộng hưởng. Đó cũng là lý do tại sao mô hình trường – viện được xác nhận là mô hình tiên tiến bậc nhất hiện nay trong đào tạo Y khoa ở Việt Nam và thế giới.

– Ưu điểm của mô hình trường-viện

+  Giúp sinh viên hiểu được các hoạt động pháp lý trong y khoa như: tôn trọng quyền  của bệnh nhân, …

+ Tạo được mối liên kết và trải nghiệm thực tế cho sinh viên giải quyết được các vấn đề  bằng cách tư duy thực tiễn.

+ Đem đến cho sinh viên cái nhìn trực quan nhất, có được kiến thức chuyên môn, kỹ năng thành thạo và xử lý tình huống tốt

+ Rèn luyện cho sinh viên tinh thần trách nhiệm, tự học hỏi, thái độ chuyên nghiệp, tác phong chuẩn mực khi giao tiếp, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện.

+ Giảng viên của nhà trường là các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế giỏi lâm sàng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy.

+ Cơ hội để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện thực hành

– Tại Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực, việc kết hợp trường – viện ngoài những ưu điểm trên có những điểm rất riêng và ưu việt. Đó là:

+ Nhất quán từ sứ mệnh, tầm nhìn đến mục tiêu cụ thể: Điểm khác biệt lớn nhất chính là Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực cùng hệ thống 02 BVĐK Hợp Lưc và BVĐKQT Hợp Lực hiện đại, lớn nhất khu vực bắc miền Trung và sắp tới là các bệnh viện tại khu kinh tế Lam Sơn – Sao vàng (Thọ Xuân), tại Thừa Thiên Huế đều nằm trong khu sinh thái đa lĩnh vực, đa ngành nghề vì lợi ích cộng đồng của Tổng công ty cổ phần Hợp Lực

+  Nội dung lý thuyết được chuẩn hóa cùng với quy trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại bệnh viện. Do vậy, sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cách logic, thành thạo và không có sự khập khiễng

+ Sinh viên được trải nghiệm và thực tế bệnh viện ngay từ năm nhất: Khác hẳn với việc học đến năm 02 mới có cơ hội trải nghiệm bệnh viện, sinh viên trường Cao đẳng Y Dược được tiếp cận với các hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện, được tiếp xúc với bệnh nhân, được cảm nhận nỗi đau của người bệnh, được quan sát quy trình chăm sóc, điều trị bệnh… ngay từ năm thứ nhất nhờ có hệ thống bệnh viện riêng. Đây chính là điều mà hầu hết sinh viên mong đợi. Thực tế cho thấy tất cả sinh viên theo học tại trường rất hứng khởi, hiệu quả học tập được cải thiện rõ rệt.

+ Sinh viên có thu nhập ngay từ năm thứ nhất khi tham gia các hoạt động khám bệnh tại Doanh nghiệp của  bệnh viện

+ Môi trường học tập năng động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên

+ Rất nhiều vị trí việc làm phù hợp với năng lực, nhu cầu và sở thích để các bạn lựa chọn tại: Hệ thống Y tế Hợp Lực, tại Hệ thống y tế tư nhân và công lập trong tỉnh, tại các Doanh nghiệp…

+ Môi trường phù hợp để các Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực y tế đặt hàng đào tạo nhân lực chất lượng cao

+ Đào tạo nhân lực y tế đạt chuẩn quốc tế cho nhu cầu tuyển dụng tại các nước Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…

* Địa chỉ liên hệ:  Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực, số 595 Nguyễn Chí Thanh, phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa.

+ Mọi thắc mắc xin liên hệ tới các số điện thoại: 02373 854 848

+ Di động: 0904 704 078 – 0946 101 633

+ Fapage: @truongcaodangyduochopluc

+ Website: http://cdyduochopluc.edu.vn     Email: cdyd@hoplucgroup.com

Một số hình ảnh sinh viên thực tập tại Bệnh viên đa khoa Quốc tế Hợp Lực

 

Lựa chọn phương pháp tổ chức dạy học thực hành nghề

Thông thường, một quá trình dạy học thực hành nghề trải qua 3 giai đoạn: 1) giai đoạn chuẩn bị, 2) giai đoạn thực hiện và 3) giai đọan kết thúc. Riêng trong giai đoạn thực hiện, các phương pháp tổ chức dạy học cụ thể được vận dụng một cách khoa học tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của bài dạy. Các phương pháp tổ chức dạy học thực hành chủ yếu được xây dựng dựa theo quan điểm của Thuyết hành vi của D.Watson (Behavioral theories – D.Watson), lấy việc lặp đi lặp lại nhiều lần các thao, động tác kết hợp quá trình tư duy để hoàn thiện dần các các thao, động tác, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

Đối với giai đoạn thực hiện trong quá trình tổ chức các bài dạy, có 3 phương pháp tổ chức dạy học cơ bản: Phương pháp tổ chức dạy thực hành 4 bước, phương pháp tổ chức dạy thực hành 3 bước và phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước.

Trong quá trình tổ chức các bài dạy thực hành, căn cứ vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của các bài dạy, giáo viên sẽ lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học đối với một bài thực hành cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.

  1. Khái quát các loại bài dạy thực hành nghề

Bài dạy thực hành là loại bài học phổ biến trong đào tạo nghề nghiệp, tuỳ mục tiêu và tính chất của hoạt động dạy và hoạt động học, trong quá trình đào tạo nghề thường có các loại bài học sau:

1.1. Bài thực hành cơ bản: Là loại bài học được thực hiện ở trong phòng thực hành xưởng thực hành của trường nhằm giúp HSSV luyện tập hình thành các kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp

1.2. Bài thực hành nâng cao: Là loại bài học nhằm giúp cho HS-SV luyện tập những kỹ năng chuyên sâu cho nghề nghiệp sau này

1.3. Bài thực hành sản xuất: Là loại bài học có tính chất và nội dung học tập gắn với môi trườngthực tiễn, được thực hiện ở trong xưởng trường hoặc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

  1. Thực trạng phương pháp tổ chức dạy học thực hành nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Các chương trình dạy nghề đang sử dụng hiện nay được xây dựng bao gồm: 1) các mô đun đào tạo kỹ năng nghề cơ bản, 2) các mô đun đào tạo kỹ năng nghề nâng cao và 3) mô đun thực tập sản xuất. Theo khoa học sư phạm dạy nghề, căn cứ vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của các bài dạy trong các mô đun đề cập ở trên giáo viên phải lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.

Thực tế hiện nay, phương pháp tổ chức các bài học trong các mô đun đào tạo kỹ năng nghề cơ bản và trong các mô đun đào tạo kỹ năng nghề nâng cao chưa có sự phân biệt rõ ràng, các bài dạy được tổ chức theo chu trình cơ bản là giống nhau. Do vậy, quá trình tổ chức các bài học chưa thật sự phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

  1. Các phương pháp tổ chức dạy học thực hành

3.1. Phương pháp tổ chức dạy học thực hành 4 bước

Phương pháp tổ chức dạy thực hành 4 bước được xây dựng dựa trên quan điểm của thuyết hành vi và được tổ chức thành 4 bước, có sự trình diễn của giáo viên. Phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc giáo viên diễn trình làm mẫu, học sinh làm theo và sau đó tiến hành luyện tập.

Phương pháp 4 bước là một phương pháp quan trọng trong dạy thực hành, đặc biệt thích hợp để giảng dạy các bài thực hành cơ bản.

Kiểu phương pháp dạy thực hành 4 bước có cấu trúc như sau:

Bước 1:  Thông tin mở đầu bài dạy

– Ổn định lớp, tạo không khí học tập;

– Gây động cơ học tập;

– Cung cấp thông tin khái quát về bài thực hành, những kiến thức sơ bộ;

– Xác định các nhiệm vụ của HS, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, quy trình, thời gian);

– Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu của HS.

Bước 2:  Giáo viên làm mẫu và giải thích

– Đảm bảo cho toàn bộ HS có thể quan sát được.

– Làm mẫu với với tốc độ vừa phải theo trình tự lo-gic kết hợp với giảng giải/ giải thích cách thực hiện cụ thể, ngắn gọn, tránh rườm rà.

– Đặt câu hỏi trong khi làm mẫu nhằm thúc đẩy sự suy nghĩ và lôi kéo sự chú ý của HS vào những điểm chính.

– Nhấn mạnh những điểm chính.

– Một thao tác có thể được làm mẫu một vài lần nếu cần thiết.

Bước 3Học sinh làm lại và giải thích

Mục đích của bước này là kiểm tra sự tiếp thu của HS những nội dung vừa quan sát. Nội dung của bước này là:

– HS mô tả lại các bước công việc vừa được quan sát.

– HS làm lại các bước công việc cùng với giải thích.

– GV kiểm tra, điều chỉnh các thao tác cho HS.

Bước 4:  Học sinh luyện tập

Mục đích của bước này là HS luyện tập kỹ năng. Nội dung của bước này là: HS luyện tập; GV giám sát, kiểm tra, giúp đỡ HS.

Sau khi học sinh đã nắm vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân và giáo viên tiếp tục theo dõi để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành.

3.2. Kiểu phương pháp dạy thực hành 3 bước (thực hành theo quy trình)

Khi HS đã có một số những kỹ năng về hoạt động của nghề, nhằm luyện tập những kỹ năng cao hơn hoặc những kỹ năng cơ bản thì GV sử dụng phương pháp dạy thực hành 3 bước. Kiểu phương pháp dạy thực hành 3 bước có cấu trúc như sau:

Bước 1:  Thông tin mở đầu bài dạy

– Ổn định lớp, tạo không khí học tập;

– Gây động cơ học tập;

– Cung cấp thông tin khái quát về bài thực hành, những kiến thức sơ bộ;

– Xác định các nhiệm vụ của HS, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, quy trình, thời gian);

– Xác định các yêu cầu về chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu.

 Bước 2:  Trình bày lý thuyết và những điều kiện về bài thực hành

– GV trình bày nội dung lý thuyết về công việc thực hành: Trình bày sơ đồ nguyên lý, các bản vẽ kỹ thuật, công nghệ gia công,…

–  GV trình bày quy trình hướng dẫn luyện tập. Quy trình hướng dẫn luyện tập có nhiều dạng, song cần phải có những nội dung cơ bản sau:

+ Các điều kiện cần thiết cho việc thực hành;

+ Nội dung các bước thực hiện; hướng dẫn công nghệ; tiêu chuẩn thực hiện từng bước công việc, thời gian; dụng cụ, thiết bị cho từng bước công việc.

– Phân nhóm, giao nhiệm vụ.

– Lưu ý các vấn đề về an toàn, vệ sinh công nghiệp.

Bước 3:  Tổ chức luyện tập

– Học sinh luyện tập theo quy trình hướng dẫn.

– Giáo viên quan sát giúp đỡ.

3.3. Phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước

Sau khi học sinh đã hình thành được kỹ năng thực hành nghề qua quá trình học tập, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước để giúp cho học sinh tiếp tục hình thành được kỹ xảo nghề nghiệp dựa trên việc tự lực luyện tập. Phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước xây dựng trên cơ sở của lý thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn và thông tin tài liệu để kích thích học sinh độc lập, hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập. Các bước của phương pháp này gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin. Học sinh độc lập thu nhận thông tin để biết nội dung của công việc cần làm.

Bước 2: Lập kế hoạch làm việc. Học sinh độc lập hoặc hợp tác theo nhóm để tự lập kế hoạch làm việc cho công việc của cá nhân hay của nhóm.

Bước 3: Trao đổi chuyên môn với giáo viên. Học sinh trao đổi chuyên môn với giáo viên về việc xác định con đường hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị các phương tiện máy móc…

Bước 4: Thực hiện nhiệm vụ. Bước này học sinh tự tổ chức lao động để thực hiện nhiệm vụ của cá nhân hay của nhóm.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá. Học sinh tự kiểm tra, đánh giá về nhiệm vụ được hoàn thành có đúng như nhiệm vụ đề ra ban đầu.

Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Học sinh trao đổi chuyên môn để tổng kết kết quả đạt được, xác định những điểm nào cần phát huy, những điểm nào có thể cải tiến để làm tốt hơn cho lần sau.

Phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước đã tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập, học sinh đã thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học nên có điều kiện phát huy tối đa tinh thần tự lực, nỗ lực bản thân. Khi sử dụng phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước giáo viên chỉ đóng vai trò người quan sát và tư vấn cho học sinh khi họ có nhu cầu.

Trong dạy học thực hành, phương pháp tổ chức dạy 6 bước có thể được áp dụng cho dạy học thực hành nâng cao, thực tập sản xuất và nếu khéo léo có thể sử dụng hiệu quả trong dạy học thực hành các quy trình.

Kết luận:

Trong các chương trình dạy nghề hiện nay, tỷ trọng các nội dung học tập thực hành nghề thường chiếm từ 70-80% tổng khối lượng thực hiện của chương trình. Trong đó, các nội dung dạy học thực hành (trong các môn học, mô đun) được xây dựng theo yêu cầu từ thực hành cơ bản, thực hành nâng cao và thực hành sản xuất. Do vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện các bài dạy nghề, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của các bài dạy để lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học đối với các bài thực hành cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.

Nguồn giáo dục nghề nghiệp

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC

Chiều ngày 12/6/2023, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã tổ chức Lễ công bố Quyết định Công nhận Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực.

– Tham dự buổi lễ có: Đồng chí Đinh Thị Thanh Hà – Phó bí thư Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Ông Nguyễn Minh Cảnh – Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh; Đồng chí Đỗ Thái Hoà – Phó GĐ Sở y tế Thanh Hoá; Đồng chí Nguyễn Văn Dĩnh – Phó GĐ Sở GD&ĐT Thanh Hoá; Ban giám hiệu các trường Đại học: Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hoá; Đại diện các đơn vị, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh.

– Về phía Tổng Công ty CP Hợp Lực có: GS.TS Nguyễn Văn Đệ – Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; TS. Nguyễn Văn Thành – Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty; Bà Nguyễn Bảo Uyên – Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực; Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực; Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực; Lãnh đạo các phòng/ban Tổng Công ty; Lãnh đạo các khoa/phòng hệ thống Y tế Hợp Lực và Lãnh đạo các khoa/phòng đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty.

– Tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Văn Đệ – Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; đã trao quyết định chức danh Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH công nhận cho Ths. Nguyễn Thị Hoa

– Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, Ths. Nguyễn Thị Hoa – Tân Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ niềm vinh dự khi được Bộ trưởng Bộ LĐTBXH; Sở Lao động TBXH Thanh Hóa; HĐQT Tổng Công ty tin tưởng giao giữ trọng trách Hiệu trưởng nhà trường và hứa sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

– Cũng tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Văn Đệ đề nghị Ban giám hiệu cùng tập thể cán bộ giáo viên nhà trường tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển vững mạnh, đóng góp vào thành công chung của Tổng công ty cổ phần Hợp Lực.

————💙💙💙————-
🏢Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực🏢
📍Địa chỉ: 595 Nguyễn Chí Thanh, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
☎ Điện thoại: 84 237 3854 848 – 094 610 1633 – 097 868 4339
🌏Email: cdyd@hoplucgroup.com
🌏Website: cdyduochopluc.edu.vn
🌏Fanpage: https://www.facebook.com/truongcaodangyduochopluc

Một số hình ảnh tại buổi lễ./.

 

 

Liên hệ