• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

“Giáo dục nghề nghiệp cần được đối xử bình đẳng về mặt hình ảnh”

Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ- TB&XH) nhấn mạnh, kỹ sư, quản lý hay kỹ thuật nghiệp vụ trong một doanh nghiệp… phải được đối xử như nhau về mặt hình ảnh.

Tại cuộc gặp gỡ báo chí mới đây, TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề cập đến khía cạnh hình ảnh của giáo dục nghề nghiệp. Theo ông Dũng, hình ảnh của giáo dục nghề nghiệp, của những người thợ hay kỹ sư làm nghề chưa được chú trọng đúng mức.

Ông chia sẻ: “Chúng ta thời sinh viên ai cũng có quãng thời gian tươi đẹp ngồi trên giảng đường, ngắm hoa phượng… nhưng với các em học nghề từ đầu vào đến đầu ra đều rất vất vả. Nếu chúng ta xuống trường bắt tay các em học sinh khối công nghệ kỹ thuật mới thấy bàn tay của các em thô ráp thế nào. Vào trường nghề một cái là “cắm mặt” vừa học vừa hành, mà hành là chính (khoảng 70%). Như vậy các em sẽ chủ yếu ở xưởng, ở nhà máy, ở xí nghiệp… Ra trường thì lại tiếp tục vào những nơi như thế.

Rõ ràng, các em là lực lượng đi đầu trong lao động, sản xuất của đất nước. Và thực tế, thu nhập của các em học nghề ra trường cũng khá hơn so với không ít cử nhân đại học ra trường. Thế nhưng, lâu nay hình ảnh những người thợ làm nghề dường như đang bị mờ dần đi do chưa được chú trọng truyền thông đúng mức.

Tổng cục trưởng nhấn mạnh: “Giáo dục nghề nghiệp cần được đối xử bình đẳng về mặt hình ảnh. Những người làm nghề như kỹ sư nhà máy, quản lý hay kỹ thuật nghiệp vụ trong một doanh nghiệp cũng là nghề nghiệp và phải được đối xử như nhau về mặt hình ảnh, như bác sĩ, tiến sĩ hay giáo viên…”.

TS. Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN – Bộ LĐ-TB&XH.

Giải đáp thắc mắc “Tại sao không gọi là dạy nghề mà gọi là giáo dục nghề nghiệp?”, “Tại sao lại đổi từ khái niệm dạy nghề sang khái niệm giáo dục nghề nghiệp?”, TS. Trương Anh Dũng cho hay. Trong Hiến pháp năm 1946, khái niệm giáo dục được đề cập rất chung chung, chỉ nói đến bồi dưỡng dân trí, tạo điều kiện cho nhân dân đi học. Đến năm 1980 bắt đầu xuất hiện khái niệm giáo dục nghề nghiệp. Hiến pháp năm 1980, 1992 và mới đây là Hiến pháp năm 2013 đều nhắc đến khái niệm giáo dục nghề nghiệp. Nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng khái niệm giáo dục nghề nghiệp.

Nhắc lại câu hỏi của Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB): “GDNN có vai trò quan trọng với thế giới và Việt Nam thế nào?”, ông Dũng cho rằng, chúng ta nên bắt đầu đặt vấn đề, nếu không có GDNN sẽ thế nào?

“Không có cái nhà này (từ bức tường, cái ghế, cái tivi… tới tất cả sản phẩm khác trong ngôi nhà đều là do người thợ làm nên). Nếu không có những ngôi nhà thế  thì không có quận này, thành phố này và không có đất nước này, thế giới này.

Tuy giữ vị trí và vai trò quan trọng như vậy nhưng giáo dục nghề nghiệp vẫn còn đó những thách thức. Theo ông Dũng, hiện nay phổ cập cho giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non làm khá tốt. Giáo dục nghề còn kém hơn thì cần được ưu tiên hơn.

“Trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH mới đây, Giám đốc WB tại Việt Nam cũng cho rằng, rào cản lớn nhất của ngành lao động Việt Nam hiện nay đang đối mặt là làm cho người dân thay đổi nhận thức. Rằng cái gì chúng ta đang làm hôm nay thì phải 10-15-20 năm sau nó mới có tác dụng. Nhưng một số người dân không nhìn thấy điều đó, thậm chí có những người quản lý cũng không nhìn thấy điều đó.

Nếu chỉ trực tiếp ngay lập tức thì chỉ là trước mắt, ngắn hạn. Còn dài hạn là vấn đề nhân lực. Do vậy, giáo dục nghề nghiệp cần được đối xử bình đẳng về mặt hình ảnh và cần giải quyết được rào cản về nhận thức của nhiều đối tượng trong xã hội”, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh.

Nguồn Dân trí

HỌC NGÀNH DƯỢC CÓ DỄ XIN VIỆC KHÔNG?

  1. Dược sĩ là gì?

Dược sĩ được xem là những người làm trong ngành Dược, họ sở hữu trình độ chuyên môn về lĩnh vực thuốc. Dược sĩ còn có thể gọi là thầy thuốc, bởi chính họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình trị bệnh của bệnh nhân. Dược sĩ sẽ làm nhiệm vụ theo dõi việc dùng thuốc của các bệnh nhân, giải thích các đơn thuốc của các bác sĩ, y sĩ cho các bệnh nhân.

  1. Học Dược sĩ có khó không?

Thực ra, học ngành Dược sĩ không hề khó, đòi hỏi các bạn phải có khả năng nhẫn nại, cẩn thận, kiên trì và chịu khó cao độ. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi ngành thuốc có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người dân, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, chính bản thân các Dược sĩ cũng bị ảnh hưởng tới danh tiếng bản thân. Vì vậy, người làm nghề dược sĩ cần phải cẩn trọng, cẩn thận để tránh sai sót trước khi hướng dẫn người tiêu dùng hay bán thuốc.

  1. Có nên học ngành Dược không?

Theo thống kê từ Cục Quản lý Dược quốc gia, tỷ lệ dược sĩ của nước ta hiện nay chỉ đạt khoảng 1,19/10.000 dân số toàn quốc. Đây là một sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng đối với ngành Dược. Rõ ràng, nhân sự ngành Dược tại các bệnh viện hay các công ty Dược phẩm đang trở nên khan hiếm. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sản xuất và cung ứng của các công ty chế biến thuốc tại nước ngoài đang có ý định gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam.

Vì sự khan hiếm nhân lực nên ngành Dược hiện đang trở thành một trong những ngành hót hàng đầu Việt Nam, được khá nhiều bạn trẻ tin tưởng và theo học. Ngoài ra, các tập đoàn nước ngoài hiện đang đầu tư mạnh tại Việt Nam càng giúp cơ hội của các Dược sĩ trở nên “sáng lạn” hơn bao giờ hết. Một cử nhân ngành Dược sau khi ra trường đã có thể nhận mức lương khá cao.  

  1. Ngành Dược có dễ xin việc không?

Ngành Dược có dễ xin việc không? Đây là câu hỏi được khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Rất nhiều người cho rằng, học ngành Dược chỉ có thể mở quầy bán thuốc ở quê nhà hoặc chỉ có thể làm nhân viên tư vấn, bán thuốc tại các công ty. Tuy nhiên, đây là những quan điểm hết sức “lạc hậu”.

Những viên thuốc được chữa bệnh cho người dùng được hình thành phải trải qua khá nhiều công đoạn. Quy trình để sản xuất một viên thuốc chất lượng không hề đơn giản chút nào, rất phức tạp. Bởi vậy nên công việc của một Dược sĩ khá phong phú, đa dạng. Đến đây, chúng ta đã dễ dàng trả lời câu hỏi ngành Dược có dễ xin việc không rồi đấy. Học Dược ra hoàn toàn rất dễ để có thể xin việc.

Chưa dừng lại ở đó, việc được làm trong ngành Dược cũng là cơ hội để các bạn có thể phát triển các kỹ năng của mình, đặc biệt là khả năng kinh doanh tự chủ, độc lập. Các bạn cũng có thể thành lập một công ty thực phẩm chức năng, công ty dược phẩm tư nhân hay tự mở một tiệm thuốc ngay ở nhà mình. Các bạn hãy cứ yên tâm mà học tập để theo đuổi đam mê Dược sĩ của mình, ngành Dược có dễ xin việc không, hoàn toàn dễ xin việc đấy các bạn.

Học ngành Dược ra bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng để làm chứ không đơn thuần là chỉ làm việc tại các nhà thuốc tư nhân. Các bạn cũng có thể làm trình Dược viên tại các cơ sở khám chữa bệnh như các công ty sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc, làm công tác khám chữa bệnh trong các trạm y tế hay các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương.

Chưa hết, một cử nhân tốt nghiệp ngành Dược còn có thể làm content mảng thuốc, mảng Dược phẩm trên các website bán thuốc. Các bạn cũng có thể làm nhân viên Marketing giới thiệu thuốc hoặc làm việc tại các cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc, làm tại các cơ sở quản lý dược.

Nhìn chung, Dược sĩ không đơn thuần chỉ là một chuyên gia thuốc mà còn có thể làm chuyên gia xét nghiệm sinh hóa lâm sàng. Các dược sĩ cũng có thể được mời tham gia hội đồng điều trị và tư vấn thuốc. Không có gì ngạc nhiên khi việc đào tạo các Dược sĩ phải gắn liền với các hệ thống các bệnh viện trên cả nước. Chính điều này có thể chuẩn hóa đầu ra cho các Dược sĩ.

 

  1. Mức lương của một Dược sĩ là bao nhiêu?

Ở tình trạng nước ta hiện nay, thực tế số lượng các trường đào tạo Y Dược không quá nhiều như những khối trường kinh tế, kỹ thuật. Nguyên nhân bởi Dược là một trong những ngành ảnh hưởng cực lớn tới sức khỏe của người dùng. Các trường đại học, cao đẳng không cần đào tạo với số lượng nhiều, chỉ cần đào tạo các cử nhân chất lượng, phục vụ nhu cầu chữa bệnh của người dân. Và dù học Cao đẳng hay Đại học, cử nhân ngành dược cũng sẽ dễ dàng xin việc, không phải cạnh tranh gắt gao như những ngành nghề khác tại Việt Nam.

Mức lương của một Dược sĩ mới ra trường khá hấp dẫn, tương đối ổn định. Ngoài ra, các công việc trong ngành dược cũng rất nhẹ nhàng, linh hoạt và không quá vất vả. Các bạn hoàn toàn có cơ hội để phát triển bản thân, phát triển bản thân và tăng thu nhập ở ngành dược. Điều quan trọng nhất, các bạn phải luôn có tinh thần cầu tiến, ý chí vươn lên để phát triển sự nghiệp bản thân. Ngành dược có dễ xin việc không không còn là “bài toán” khó, quan trọng là mức lương sau khi ra trường mà thôi.

Được biết, lương của một Dược sĩ sau khi mới ra trường sẽ không thực sự cao như nhiều người mơ mộng. Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi một sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có các kỹ năng cần thiết nên chưa thể nhận mức lương “khủng” được. Đây là điều bình thường, xảy ra ở mọi ngành nghề chứ không riêng gì ngành dược. Nếu kiên trì theo đuổi đam mê và có những chiến lược kinh doanh thuốc cụ thể, các bạn hoàn toàn có thể sở hữu mức thu nhập cao ngất ngưởng.

Theo nhiều nguồn tin, mức lương của một Dược sĩ sau khi ra trường rơi vào khoảng 5 – 7 triệu đồng. Dẫu không quá hấp dẫn nhưng dù sao mức lương này cũng tạm ổn, không quá thấp. Ngoài ra, ngành dược cũng không quá vất vả và có nhiều cơ hội để thăng tiến nên các bạn không cần quá lo lắng. Vấn đề ngành Dược có dễ xin việc không không phải là vấn đề quá nan giải, học ngành này rất dễ xin việc.

Những bạn học Trung cấp hoàn toàn có thể học liên thông lên Cao đẳng và Đại học. Một trong những trường đào tạo ngành Y Dược có chất lượng chuyên môn cao với mô hình Trường – Viện, mô hình ưu việt nhất trong đào tạo nhóm ngành sức khỏe có thể kể đến đó là Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực. Bạn hoàn toàn có thể theo học tại ngôi trường này nếu có sự đam mê, hứng thú với ngành dược.

Trên đây là bài viết chi tiết của tác giả về vấn đề Học ngành Dược có dễ xin việc không? Học dược sĩ có khó không? Mức lương của một Dược sĩ là bao nhiêu?,… nhằm tư vấn, giúp những ai muốn gắn bó với ngành dược sẽ có được những góc nhìn khách quan và chân thực nhất, qua đó có thể đưa ra những lựa chọn chính xác nhất. 

Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực tổ chức lớp tập huấn ToT: Cập nhật kiến thức và kỹ năng phòng chống COVID-19

Được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu, ngày 15/6/2021 Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực đã tổ chức lớp tập huấn ToT cho cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường với chủ đề: “Cập nhật kiến thức và kỹ năng phòng chống COVID-19”.

Lớp tập huấn được tổ chức trực tuyến dưới sự chủ trì của Th.S Nguyễn Thị Hoa – PHT nhà trường. Dựa trên những kiến thức, nguồn tài liệu và bài giảng đã được tập huấn, tiếp thu từ khóa đào tạo ToT: “Cập nhật kiến thức và kỹ năng phòng chống COVID-19” do Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật Hòa Kỳ đã tiến hành tổ chức dành cho giảng viên các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe vào ngày 2/6/2021, GV. Lê Văn Thủy – Trưởng khoa Y và GV. Trình Thị Thanh Vinh – Trưởng khoa Điều dưỡng đã truyền tải được các nội dung về phòng chống COVID-19, đặc biệt làm nổi bật 3 nội dung phù hợp với yêu cầu, trách nhiệm của nhà trường trong công tác phòng chống dịch đó là: Hướng dẫn tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19; Thu thập mẫu bệnh phẩm trong xét nghiệm SARS-CoV-2; An toàn sinh học trong lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Qua buổi tập huấn cán bộ, giảng viên nhà trường đã cập nhật được các kiến thức, kỹ năng mới nhất, phù hợp nhất, từ đó thêm hiểu biết, tự tin để chủ động, sẵn sàng tham gia phòng chống dịch bệnh tại bệnh viện và tại tuyến đầu khi được điều động.

Khóa tập huấn của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế

Lớp tập huấn tại nhà trường

Một số nội dung của lớp tập huấn

 

 

Làm thế nào để doanh nghiệp cũng là một nhà trường?

Doanh nghiệp có phải trường học không? Ở một số quốc gia phát triển, doanh nghiệp một mặt vừa tạo công ăn việc làm nhưng một mặt khác, doanh nghiệp sẽ công nhận chứng chỉ kỹ năng nghề.

Đó là vấn đề được đưa ra bàn luận tại Hội thảo “Tham vấn ý kiến về Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐ-TB&XH tổ chức trực tuyến mới đây.

Toàn cảnh hội thảo.

Doanh nghiệp chưa “mặn mà”

Tại hội thảo, ông Nguyễn Chỉ Sáng – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) đã bàn luận về khía cạnh kết hợp giữa doanh nghiệp với các trung tâm nghề nghiệp” được đề cập ở Dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

“Ngày xưa, tôi học Bách Khoa thì việc kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp này rất tốt. Tức là sinh viên được xuống các nhà máy thực tập, thực hành. Thế nhưng bây giờ câu chuyện nó khác. Các doanh nghiệp đa phần khi đã vào sản xuất, vào đơn hàng rồi thì họ không cho phép có rủi ro, không cho phép có lỗi trong sản phẩm và công suất của họ phải chạy hết mức có thể. Do đó, doanh nghiệp không thể đào tạo sinh viên cho các trường trung cấp, cao đẳng nghề mà chỉ có thể nhận sinh viên kiến tập thì được”, ông Sáng đặt vấn đề.

Theo Phó Chủ tịch VAMI, nếu muốn doanh nghiệp kết hợp đào tạo thì lại phải có cơ chế để liên kết một cách đặc biệt. Chứ không phải doanh nghiệp có cơ sở như vậy là sẽ đào tạo được.

“Dự thảo đã đưa ra một chiến lược cơ bản là kết hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Nhưng kết hợp với doanh nghiệp như thế nào thì chúng ta phải khảo sát thêm. Bởi lẽ, không phải cứ đưa học viên xuống là sẽ được bố trí thực hành máy trong các doanh nghiệp. Không có đâu!”, ông Sáng trăn trở.

Trước đây, khi còn là Viện trưởng Viện nghiên cứu cơ khí, ông Sáng có đi thăm quan nhiều doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề ở Nhật, Đức, châu Âu và Mỹ và thấy thế giới có chương trình rất hay: Một số doanh nghiệp nhận ngay học sinh vừa tốt nghiệp trung học. Sau thời gian một năm vào làm học viên qua thực hành sẽ đảm bảo được công việc ở công ty.

“Nếu bây giờ mình đa dạng hóa hình thức đào tạo và coi doanh nghiệp của họ cũng là một nơi đào tạo thì doanh nghiệp có được hưởng gì không? Cuối cùng chúng ta phải quay ra là họ được hưởng cái gì thì họ mới “mặn mà”. Còn không thì thôi. Chương trình của trường thì trường cứ làm, còn tôi phải làm việc của tôi”, đại diện này nêu quan điểm.

Nói về ý kiến trên, ông Trương Anh Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, kết hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp chính là một trong ba đột phá chiến lược được Dự thảo đề ra.

Tiếng nói đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cho thấy một thực trạng, không ít doanh nghiệp không sẵn sàng để tiếp nhận các sinh viên các trường vào thực tập thực hành trong bối cảnh họ đang thực hiện các công đoạn sản xuất theo dây truyền. Đây là một thách thức.

Ông Trương Anh Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (phải).

“Chúng tôi cũng sẽ có những giải pháp cụ thể để tháo gỡ vấn đề này. Ví dụ, trong Bộ Luật Lao động đã đưa ra một sáng kiến cũng là một hỗ trợ của ILO. Đó là câu chuyện chúng ta sửa đổi những quy định về đào tạo nghề học nghề trong doanh nghiệp.

Tại một số nước phát triển ở châu Âu, người ta có cách đào tạo nghề kép. Đó là vừa đào tạo trong nhà trường, vừa đào tạo trong doanh nghiệp. Tới đây, chúng tôi sẽ bàn sâu về nội dung này để làm thế nào biến nó trở thành trọng tâm trong thời gian tới”, ông Trương Anh Dũng cho hay.

Doanh nghiệp có phải trường học không?

Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết thêm, rất nhiều doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thất nghiệp mà Tổng cục đang triển khai hợp tác hiện nay đã dành nhiều thời gian để thảo luận về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, để doanh nghiệp đào tạo hỗ trợ nâng cao tay nghề cho người lao động của mình. Nhưng việc này đang vướng mắc về vấn đề quy định pháp luật hiện hành. Tới đây, Bộ LĐ-TB&XH sẽ nghiên cứu để trình lên trên, tháo gỡ vướng mắc này.

“Làm thế nào để doanh nghiệp có điều kiện nguồn lực và động lực để tham gia hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp? Mô hình tuyển dụng vào doanh nghiệp để vừa làm việc và vừa học cũng là một cách mà chúng ta sẽ phải thúc đẩy trong thời gian tới”, ông Dũng cho hay.

Đề cập đến vấn đề này, trong phần kết luận, ông Lê Tấn Dũng – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh: “Doanh nghiệp có phải trường học không? Ở một số quốc gia phát triển, doanh nghiệp một mặt vừa tạo công ăn việc làm nhưng một mặt khác, doanh nghiệp sẽ công nhận chứng chỉ kỹ năng nghề. Tâm lý nhiều em học sinh sinh viên muốn đi làm thêm nhưng cũng muốn có được một chứng nhận, chứng chỉ, văn bằng nào đó. Nghĩa là được về vật chất (thu nhập) một phần nhưng một mặt phải có sự thừa nhận, công nhận.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng kết luận cuộc họp.

“Chúng ta cũng phải chọn cái gì là đột phá trong đột phá của chiến lược. Vì đào tạo nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược. Vậy giờ chúng ta phải làm gì để có đột phá trong từng đột phá này.

Hoặc tiêu chí trung tâm đào tạo nằm trong doanh nghiệp. Giờ chúng ta cũng nên nghiên cứu, tính toán thể chế, tạo điều kiện để doanh nghiệp cũng là một nhà trường để đào tạo kỹ năng nghề”, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ.

Liên hệ