• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam

Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam.

  1. Vaccine COVID-19 Vaccine AstraZeneca

Vaccine COVID-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 8.716.290 liều sau 15 đợt giao Vaccine . Vaccine AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3/2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

  1. Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V)

Vaccine Gam-COVID-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Giữa tháng 3/2021, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10 nghìn liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.

  1. Vaccine Vero Cell của Sinopharm

Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd.,- Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine  này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.

Tại Việt Nam,  vaccine Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều  vaccine Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4/8. Riêng Bình Liêu Quảng Ninh đã đạt độ bao phủ tiêm  vaccine đối với 50% dân số toàn huyện.

Thành phố Hồ Chí Minh nhận cũng là loại vaccine này.

  1. Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Vaccine  của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

 Vaccine Comirnaty đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vaccine Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

  1. Vaccine Spikevax (Tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna)

Vaccine Spikevax do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

 Vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều  vaccine Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.

  1. COVID-19  Vaccine Janssen

 Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

 Vaccine do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận  vaccine này.

Tất cả các  vaccine được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn./.

Bỏ học đại học, cao đẳng đi làm công nhân “lợi” trước mắt, “hại” trăm năm

Bỏ học đại học, cao đẳng để đi làm sớm

Dù điều kiện kinh tế gia đình khá ổn định, có kết quả học tập khá nhưng nhiều bạn trẻ vẫn không đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng mà quyết định tốt nghiệp cấp 3 xong sẽ đi làm công nhân tại các khu công nghiệp.

Chia sẻ lý do bỏ ngang việc học hành, đa số các bạn cho biết không muốn mất thời gian, công sức và tiền bạc vào việc học đại học, cao đẳng vì nghe rất nhiều người nói học xong lại đi làm công nhân hoặc thất nghiệp ở nhà.

Nhiều bạn tâm sự, trước đó cũng từng có ý định học đại học, cao đẳng nhưng nghe nhiều người nói và chứng kiến một số anh chị đi trước tốt nghiệp xong không xin được việc làm như ý nên quyết định từ bỏ.

…Và sự thức tỉnh

Rất nhiều bạn trẻ nhanh chóng xin được việc làm tại các khu công nghiệp: may xuất khẩu, giày da xuất khẩu, sản xuất linh kiện điện tử. Hàng ngày các bạn trẻ ra khỏi nhà lúc 6h30 sáng và về nhà lúc 8-9 giờ tối. Có bạn chia sẻ:

– “Ban đầu em cứ nghĩ, đi làm sẽ có tiền để vừa phụ giúp gia đình, vừa thoải mái làm những gì mình thích. Thế nhưng, quỹ thời gian eo hẹp của 1 công nhân khiến em không còn thời gian để làm bất cứ việc gì khác…”

Tại các khu công nghiệp, hầu hết công nhân đều bị “vắt kiệt” sức lao động khi phải thường xuyên tăng ca 12 tiếng, làm cả thứ 7, CN. Đặc biệt, mỗi công nhân chỉ làm đúng 1 nội dung công việc trên dây chuyền đã được thiết lập sẵn.

 “Em dần cảm thấy chán guồng quay cuộc sống của một công nhân; mệt mỏi với những ngày tăng ca liên tiếp; cảm thấy vô cùng ngột ngạt với bầu không khí tù tùng và ồn ào ở công ty… Em sợ! Nếu mãi làm công nhân, em sẽ trở thành 1 cái máy, thậm chí đến già, em cũng chỉ sống 1 ngày nhàm chán và mệt mỏi như vậy”, một bạn trẻ tâm sự

Hơn 1 năm làm công nhân tại khu công nghiệp giày da, chứng kiến rất nhiều trường hợp vì sức khỏe sa sút, quá tuổi lao động, bầu bí, con nhỏ… bị cho nghỉ việc vô thời hạn; những cặp vợ chồng trẻ sống chầy chật qua ngày với đồng lương công nhân ít ỏi… Nhiều bạn trẻ thực sự lo lắng cho tương lai của mình. Các em dần  nhận ra, đồng lương công nhân chỉ mang đến cho các em cái “lợi” trước mắt và bản thân cần thay đổi trước khi quá muộn…

Nhiều bạn trẻ đã quay lại con đường tự chủ, chuyên nghiệp và chọn lựa cho mình một nghề nghiệp tương lai . Ngoài thời gian học trên giảng đường, các bạn còn tranh thủ đi làm thêm để có thêm thu nhập và trải nghiệm. Thời gian rảnh rỗi, các bạn sẽ tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện vì cộng đồng

Có bạn đã chia sẻ: “Đi học, tiền bạc không thoải mái như khi đi làm công nhân nhưng các em được trải nghiệm một cuộc sống hoàn toàn khác…”

Những giờ học lâm sàng bổ ích, thú vị và thực tế tại Bệnh viện 

Các hoạt động ngoại khóa và tình nguyện vì cộng đồng 

Đi làm sớm hay học đại học, cao đẳng? Lời khuyên từ các chuyên gia

Các chuyên gia chia sẻ đi làm sớm có thể giúp giải bài toán kinh tế trước mắt nhưng hệ lụy của nó với cá nhân, gia đình và xã hội rất lớn. Khi bạn bước sang tuổi 30-35, quá tuổi tuyển dụng, sức khỏe cơ bắp giảm sút, nữ thì vướng bận thai sản, con nhỏ…, công ty nào còn muốn giữ và tuyển dụng bạn? Không tri thức, không nghề nghiệp, bạn sẽ làm gì để tiếp tục có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình? Chưa kể, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cuộc sống của con người từng ngày; nếu không có tri thức, bạn làm sao có thể bắt kịp những thay đổi đó để tồn tại và phát triển?

Những bạn trẻ có khả năng vào đại học nên lựa chọn ngành học hợp với sở trường, trường đại học phù hợp với năng lực để học tập, trau dồi. Những bạn không đủ điều kiện vào đại học nên xem xét lựa chọn học cao đẳng hoặc học nghề để tương lai có nghề nghiệp mà kiếm sống… Những trường hợp không học một nghề chuyên nghiệp mà vẫn thành tỷ phú như Bill Gates, Steve Job rất hiếm hoi, mang tính chất động viên, tự AQ chứ không mang tính chất xây dựng để lớp trẻ noi gương. Chỉ có học tập con người mới có đủ tri thức để hội nhập và phát triển cùng xã hội…

Thí sinh trước khi chọn nghề học hãy xác định: Tôi là ai?

Lựa chọn nghề nghiệp dựa trên những điểm mạnh của bản thân sẽ là một trong những yếu tố hướng đến sự thành công sau này. Hãy xem bạn giỏi gì, điều này sẽ giúp có những ý tưởng nghề nghiệp phù hợp.

Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều học sinh và phụ huynh lại loay hoay với việc chọn ngành, chọn trường. Có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp, chắc chắn rằng sẽ có rất ít học sinh chỉ đăng ký duy nhất 01 nghề trước kỳ thi.

Vậy làm thế nào để có thể chọn nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng và sở thích? Phù hợp với những giá trị mà mình mong muốn? Một nghề nghiệp có thể yêu thích và làm tốt? Còn rất nhiều câu hỏi khác khiến học sinh và phụ huynh thực sự lúng túng.

Nhưng giờ hãy liệt kê lại danh sách những nghề nghiệp đang quan tâm và dành chút thời gian để xem lại.

Hãy làm theo các bước sau mà chuyên gia định hướng nghề nghiệp Nguyễn Việt Linh hướng dẫn để có thể học sinh và phụ huynh có được sự lựa chọn nhanh chóng hơn khi thời hạn nộp hồ sơ đã cận kề.

Chuyên gia định hướng nghề nghiệp Nguyễn Việt Linh.

Bước 1: Tôi muốn gì?

Mọi người đều tìm kiếm những điều khác nhau trong cả cuộc sống và công việc. Có người tìm kiếm sự áp lực và tiền bạc, có người tìm kiếm sự bình yên và ổn định, lại có người cần uy tín trong những người khác lại có thể tìm kiếm sự sáng tạo, … Đó là những gì bạn thực sự coi trọng và tìm kiếm trong công  việc.

Hãy liệt kê 6-10 điều thực sự bạn rất coi trọng trong công việc, hãy nhớ ĐÂY LÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN THỰC SỰ COI TRỌNG. Hãy lựa chọn đừng sợ bị người khác đánh giá hay bị ảnh hưởng bởi từ tưởng của cha mẹ, xã hội.

Ví dụ bạn muốn thu nhập cao, muốn có quyền lực… hay sự cân bằng cuộc sống, sự bình yên… cũng chẳng sao, mọi giá trị đều bình đẳng. Hãy ghi ra giấy và sắp xếp những điều bạn coi trọng thứ theo thứ tự ưu tiên, từ cao đến thấp.

Giờ hãy đánh giá tương quan những điều bạn coi trọng với danh sách các nghề nghiệp quan tâm đã được liệt kê từ đầu bằng cách cho điểm theo mức độ mình đánh giá:

– Rất phù hợp: 3 điểm

– Tương đối phù hợp: 2 điểm

– Có lẽ phù hợp: 1 điểm

– Không phù hợp: 0 điểm

– Rất không phù hợp: -1 điểm

Cộng tổng điểm của một nghề nghiệp tương quan với các giá trị mà mình coi trọng, nghề nào có điểm càng cao thì bạn càng phù hợp về mặt những mong muốn của bản thân.

 Bước 2: Tôi hứng thú điều gì?

Có rất nhiều thứ có thể tạo hứng thú và động lực với công việc như: Thu nhập, môi trường làm việc, sếp, đồng nghiệp… Tuy nhiên một điều rất quan trọng là được làm gì, được sử dụng những kỹ năng nào, điều đó mang tới sự hứng thú lâu dài hơn.

Nói đơn giản những kỹ năng sẽ sử dụng trong công việc sẽ khiến cho bạn hứng thú và tạo động lực trong công việc.

Hãy nhìn vào các nghề nghiệp bạn đang quan tâm trước đó và liệt kê tất cả các kỹ năng cần thiết cho nghề này. Bạn làm điều này rất đơn giản bằng cách lên Internet và tìm hiểu các Bảng mô tả công việc với nghề này, hầu hết đều có phần yêu cầu về kỹ năng.

Chú ý ngoài các tài liệu tiếng Việt thì nên tham khảo các tài liệu tiếng Anh, sẽ nhiều thông tin hơn và đầy đủ hơn. Việc liệt kê càng đầy đủ càng tốt, nhưng nếu quên một vài kỹ năng cũng không sao vì có thể đó là những kỹ năng không được thường xuyên sử dụng.

Giờ hãy tĩnh tâm và khoanh vào những kỹ năng bạn thấy hứng thú khi sử dụng, xem lại một lần nữa để chắc chắn đó là những gì bạn hứng thú. Nghề nghiệp nào bạn được sử dụng nhiều kỹ năng mang lại sự hứng thú sẽ tạo động lực lớn hơn đối với bạn.

Bước 3: Tôi là ai?

Sự lựa chọn nghề nghiệp giờ đây đã thay đổi, các bạn trẻ đã cân nhắc đến các yếu tố của bản thân để lựa chọn thay vì chỉ nghe theo sự sắp xếp của phụ huynh.

Lựa chọn nghề nghiệp dựa trên những điểm mạnh của bản thân sẽ là một trong những yếu tố hướng đến sự thành công sau này. Hãy xem bạn giỏi gì, điều này sẽ giúp có những ý tưởng nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh của bạn.

Để khám phá bản thân có thể bằng cách tự đặt các câu hỏi như: Bạn thích học những môn nào? Tại sao? Vì bạn thích giáo viên dạy môn đó hay chủ đề của môn học khiến bạn hứng thú? Bạn đã học tốt những môn nào và tại sao? Bạn yêu thích khi làm việc với ngôn từ, con số, hình ảnh hay các hoạt động thể chất? …

Nhưng có các cách khác dễ dàng và nhanh chóng hơn là sử dụng các công cụ. Vì vậy có thể tham khảo thêm các kiến thức hoặc sử dụng các công cụ rất phổ biến như DISC, MBTI, Holland Code…

Khi hiểu được điểm mạnh của bản thân bạn có thể phân tích xem những nghề nghiệp có phù hợp không? Liệu bạn có thể làm tốt không? Ví dụ các công việc bán hàng, nhân sự, giảng dạy… cần giỏi giao tiếp.

Huấn luyện viên thể thao, vận động viên, cứu hỏa.. cần có một mức độ thể chất rất tốt và bạn là người thích các hoạt động thể chất. Một số nghề nghiệp lại làm việc với con số hay sự phân tích như kế toán, kiểm thử phần mềm…

Hãy xem lại danh sách những nghề bạn đang quan tâm, xem sự phù hợp với cá nhân và điểm mạnh của mình không. Tuy nhiên còn có rất nhiều nghề nghiệp khác có thể phù hợp mà bạn chưa biết tới.

Bước 4: Rút gọn danh sách và lựa chọn

Bây giờ đã đến lúc rút gọn danh sách nghề nghiệp của bạn, hãy lựa chọn 2-3 nghề mà bạn cho là phù hợp và hứng thú. Giữ tâm lý thoải mái và cởi mở, bởi vì không chỉ có duy nhất một lựa chọn, còn rất nhiều sự nghiệp mơ ước mà bạn còn chưa biết tới. Hãy lựa chọn nghề nghiệp mà bạn quan tâm trong danh sách rút gọn.

Chú ý đến việc phù hợp với hiện trạng của bạn và gia đình hoặc chọn nghề nếu bạn thực sự rất muốn đi theo. Một ngôi nhà hay một tòa biệt thự không xây dựng trong một ngày, bạn cũng cần có thời gian để xây dựng sự nghiệp của mình.

Giờ là lúc ngồi lại bình tĩnh, lý giải một cách logic sự lựa chọn của mình có phù hợp với bước 1,2,3 hay không và tìm hiểu về lộ trình phát triển của nghề này qua các bước từ đơn giản đến phức tạp. Hãy suy nghĩ về các mục tiêu ngắn và dài hạn trong việc phát triển sự nghiệp.

Luôn có nhiều con đường cho lựa chọn nghề nghiệp.

Không chỉ có một con đường dẫn đến đích đến là sự thành công trong sự nghiệp, cho dù là nghề nghiệp nào đi chăng nữa. Bạn có thể học đại học, học cao đẳng, học nghề hoặc đi làm…

Bạn có thể bắt đầu với một công việc đơn giản, ở vị trí cấp dưới, làm việc theo cách của bạn,… rồi dần phát triển đi lên. Nhưng có một điều chắc chắn để thành công đó là thái độ tích cực với công việc, luôn học hỏi và phấn đấu vươn lên.

  Chuyên gia định hướng nghề nghiệp Nguyễn Việt Linh

Liên hệ