• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam

Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam.

  1. Vaccine COVID-19 Vaccine AstraZeneca

Vaccine COVID-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 8.716.290 liều sau 15 đợt giao Vaccine . Vaccine AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3/2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

  1. Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V)

Vaccine Gam-COVID-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Giữa tháng 3/2021, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10 nghìn liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.

  1. Vaccine Vero Cell của Sinopharm

Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd.,- Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine  này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.

Tại Việt Nam,  vaccine Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều  vaccine Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4/8. Riêng Bình Liêu Quảng Ninh đã đạt độ bao phủ tiêm  vaccine đối với 50% dân số toàn huyện.

Thành phố Hồ Chí Minh nhận cũng là loại vaccine này.

  1. Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Vaccine  của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

 Vaccine Comirnaty đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vaccine Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

  1. Vaccine Spikevax (Tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna)

Vaccine Spikevax do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

 Vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều  vaccine Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.

  1. COVID-19  Vaccine Janssen

 Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

 Vaccine do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận  vaccine này.

Tất cả các  vaccine được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn./.

Bộ Y tế hướng dẫn phòng phản ứng phản vệ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Khi thấy một trong các dấu hiệu của phản vệ sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 như khó thở, vật vã, phù nhanh, mạch nhanh nhỏ, đau quặn bụng … cần tiêm ngay 1/2 mg Adrenalin tiêm bắp, ưu tiên mặt trước bắp cơ đùi, sau đó theo dõi và xử trí theo Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư số 51…

Bộ y tế vừa có công văn gửi các Bệnh viện/ Viện có giường bệnh; Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế các bộ, ngành về việc triển khai công tác an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Theo Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Ban chỉ đạo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện khám sàng lọc theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca ban hành kèm theo Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tuân thủ đầy đủ các nội dung của việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, lưu ý đối với các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng.

Thực hiện xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 theo các Hướng dẫn chuyên môn (Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 22/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Để phòng phản ứng phản vệ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin phòng COVID-19:

Để tránh mất thời gian lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc hộp thuốc vì diễn biến phản ứng phản vệ rất nhanh, yêu cầu mỗi bàn tiêm chủng trước khi tiêm vắc xin và tại khu vực theo dõi phản ứng sau tiêm chủng phải chuẩn bị và xử trí như sau:

 Chuẩn bị sẵn 01 Bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp).

 Khi thấy một trong các dấu hiệu của phản vệ (khó thở, vật vã, phù nhanh, mạch nhanh nhỏ, đau quặn bụng, ỉa chảy …) tiêm ngay 1/2 mg Adrenalin tiêm bắp (ưu tiên mặt trước bắp cơ đùi), sau đó theo dõi và xử trí theo Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT.

Kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml.

Khẩn trương tổ chức cấp cứu theo hướng dẫn trên và đồng thời báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) theo số máy 0984371919, đặc biệt là các trường hợp đề nghị cần hội chẩn trực tuyến đặc thù liên hệ theo số máy 0912477566.

Tính đến chiều ngày 22/5, cả nước đã tiêm 1.027.659 liều vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo Nghị quyết 21 cho các đối tượng là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 28.961 người.

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho cán bộ, nhân viên y tế theo Nghị quyết 21

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Y SỸ – TRUNG CẤP

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Tên ngành, nghề: Y sỹ

Mã ngành, nghề: 5720101

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Chức danh công nhận sau khi tốt nghiệp: Y sỹ trung cấp

Thời gian đào tạo toàn khóa:24 tháng

Phương thức đào tạo: Tập trung

(Ban hành theo Quyết định số…/201…ngày…tháng…năm 201… của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực)

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp được thiết kế để đào tạo y sỹ có kiến thức, kỹ năng chuyên môn y học ở trình độ trung cấp, từ đó có cơ sở học thêm chương trình đào tạo chuyên ngành để làm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh; có đủ sức khoẻ; không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

Chương trình khoá học bao gồm các nội dung cơ bản về Chính tri; Tin học; Ngoại ngữ; Giáo dục thể chất; Giáo dục pháp luật; Giáo dục quốc phòng; Giải phẫu – sinh lý; Vi sinh – ký sinh trùng; Dược lý; Dinh dưỡng – VSATTP; Vệ sinh phòng bệnh; Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ; Quản lý và tổ chức y tế; Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng. Các học phần chuyên môn như: Bệnh nội khoa; Bệnh ngoại khoa; Sức khoẻ trẻ em; Sức khoẻ sinh sản; Bệnh truyền nhiễm – xã hội; Bệnh chuyên khoa; Y tế công cộng; Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng. Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn và thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng, được bố trí thành những học phần riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu quả.

Học xong chương trình này, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành người cán bộ y tế, có khả năng quản lý, khám và điều trị một số bệnh thông thường theo quy định, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người y sỹ có thể học liên thông lên trình độ Đại học theo các quy định hiện hành của pháp luật.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Về kiến thức:

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về:

+ Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người

+ Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện môi trường sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

– Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường.

– Trình bày được luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân

Về kỹ năng:

– Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.

– Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

– Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

– Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

– Quản lý trạm y tế xã.

Về thái độ :

– Thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

  1. Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật.
  2. Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế.
  3. Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường.
  4. Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương.
  5. Biết được những kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị các bệnh thường gặp theo y học cổ truyền (YHCT),  – phương pháp điều trị những bệnh thông thường bằng YHCT tại tuyến cơ sở, bằng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp và tập luyện dưỡng sinh.
  6. Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
  7. Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản và Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.
  8. Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh.
  9. Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng.
  10. Phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng; đề xuất và tham gia các biện pháp giải quyết; báo cáo kịp thời khi có dịch.
  11. Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh xã hội, bệnh mạn tính tại cơ sở y tế, tại nhà.
  12. Tham gia  lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, gia đình và cá nhân tại địa phương.
  13. Tham gia công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ.
  14. Thực hiện các chương trình y tế tại địa phương.
  15. Tham gia hướng dẫn, huấn luyện nhân viên, học sinh y tế thực tập tại đơn vị.
  16. Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị y tế của Trạm y tế.
  17. Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế.
  18.  CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO NGÀNH Y SỸ

QUY CHẾ TUYỂN SINH CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP

QUY CHẾ TUYỂN SINH 2019

QUY CHẾ

TUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY, TRUNG CẤP HỆ

CHÍNH QUY VÀ LIÊN THÔNG

(Kèm theo Quyết định số 27/QĐ-CĐYDHL ngày 25/5/2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực)

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

  1. Quy chế này quy định: Ngành, nghề đào tạo; thời gian, đối tượng và hình thức tuyển sinh; chính sách ưu tiên tuyển sinh; thủ tục và hồ sơ đăng ký dự tuyển; tổ chức, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh (viết tắt là HĐTS); tổ chức, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS; tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển; tổ chức phúc tra; xác định điều kiện trúng tuyển; triệu tập thí sinh trúng tuyển và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác tuyển sinh; xử lý thông tin phản ánh vi phạm Quy chế tuyển sinh; khen thưởng, xử lý cán bộ làm công tác tuyển sinh vi phạm; quyền và trách nhiệm của Hiệu trưởng; trách nhiệm của thí sinh trong kỳ tuyển sinh; xử lý thí sinh xét tuyển vi phạm quy chế; chế độ báo cáo; chế độ lưu trữ.
  2. Quy chế này áp dụng đối với tuyển sinh Cao đẳng chính quy, trung cấp chính quy và liên thông ở trường Cao đẳng Y – Dược Hợp Lực.

Điều 2. Ngành nghề đào tạo

– Cao đẳng dược;

– Cao đẳng điều dưỡng;

– Trung cấp y sĩ.

Điều 3. Thời gian, đối tượng, tiêu chí và hình thức tuyển sinh

  1. Thời gian tuyển sinh: Thực hiện nhiều lần trong năm.
  2. Đối tượng tuyển sinh:
  3. a) Đối với hệ cao đẳng chính quy:

– Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (viết tắt là THPT) hoặc tương đương;

– Có đủ sức khỏe để học tập và làm việc;

– Không trong thời gian bị truy tố hoặc thi hành án hình sự.

  1. b) Đối với hệ trung cấp chính quy:

– Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.

– Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

– Có đủ sức khỏe để học tập và làm việc;

– Không trong thời gian bị truy tố hoặc thi hành án hình sự.

  1. b) Đối với hệ trung cấp liên thông

– Tốt nghiệp Trung cấp trở lên văn bằng khác.

– Tôt nghiệp sơ cấp cùng ngành đăng kí dự tuyển.

– Có đủ sức khỏe để học tập và làm việc;

– Không trong thời gian bị truy tố hoặc thi hành án hình sự.

  1. Hình thức tuyển sinh.

Xét tuyển: Đảm bảo điều kiện tại khoản 2 Điều 3 của Quyết định này.

Điều 4. Thủ tục và hồ sơ đăng ký dự tuyển

  1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm:

a)Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT- BLĐTBXH ngày 07/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b)Bản sao các giấy tờ cần thiết khác theo tiêu chí xét tuyển của nhà trường.

2.Các hình thức đăng ký dự tuyển

a)Đăng ký trực tiếp trên Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp và nộp Phiếu đăng ký dự tuyển tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương hoặc trực tiếp tại trường đăng ký dự tuyển;

b)Đăng ký trực tuyến trên trang tuyển sinh trực tuyến của nhà trường :  http://cdyduochopluc.edu.vn;trên Fanpage:http://facebook.com/truongcaodangyduochopluc  hoặc trên trang thông tin điện tử về tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có địa chỉ tại: http://tuyensinh.gdnn.gov.vn hoặc trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương;

  1. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

– Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ cần thiết khác tùy theo yêu cầu và tiêu chí xét tuyển của trường: Nộp trực tiếp cho trường hoặc gửi qua đường bưu điện.

4.Thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT

– Nộp theo quy định của nhà trường được ban hành cụ thể tại thông báo tuyển sinh, thí sinh có thể nộp hồ sơ ĐKDT bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

  1. Lệ phí tuyển sinh: 30.000 đồng

Điều 5. Tổ chức, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS

  1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh (viết tắt là HĐTS) để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.
  2. Thành phần của HĐTS của trường gồm:

a)Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng (nếu Phó Hiệu trưởng thì phải được Hiệu trưởng uỷ quyền);

b)Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng hoặc trưởng phòng Đào tạo – NCKH

c)Uỷ viên thường trực: Trưởng phòng đào tạo hoặc phó Trưởng phòng đào tạo; Phòng Khảo thí, Đơn vị phụ trách tuyển sinh.

d)Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn, giảng viên, chuyên viênphòng đào tạo, Trung tâm tuyển sinh và cán bộ công nghệ thông tin của nhà trường.

  1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS:

a)Tổ chức triển khai các phương án tuyển sinh đã lựa chọn;

b)Giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh;

c)Thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh theo quy định; Tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định;

đ) Tổ chức thực hiện phần mềm tuyển sinh theo quy định của trường; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi trường đóng trên địa bàn.

  1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐTS:

a)Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường; báo cáo Hiệu trưởng tình hình thực hiện và kết quả công tác tuyển sinh của trường sau mỗi lần tuyển sinh;

  1. b) Báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) và Sở Lao động – Thương binh Xã hội về công tác tuyển sinh của trường;

c)Thành lập các ban giúp việc cho HĐTS để triển khai công tác tuyển sinh, gồm: Ban Thư ký và các Ban khác (nếu có) do Chủ tịch HĐTS quy định trên cơ sở ý kiến của các thành viên HĐTS.

d)Cơ cấu, số lượng, thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các ban giúp việc của HĐTS do Chủ tịch HĐTS quy định trên cơ sở ý kiến của các thành viên HĐTS. Các Ban chuyên môn thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế tuyển sinh do Hiệu trưởng ban hành và được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường.

  1. Phó Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi được Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.

Điều 6. Tổ chức, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh:

  1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS gồm:

a)Trưởng ban do Uỷ viên HĐTS kiêm nhiệm;

b)Các uỷ viên: Một thường trực là cán bộ Trung tâm tuyển sinh (Phòng tuyển sinh) hoặc Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí hoặc phòng CTHSSV, các Khoa, Phòng và cán bộ công nghệ thông tin.

  1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS:
  2. a) Tổ chức nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển;
  3. b) Nhập và rà soát thông tin đăng ký xét tuyển vào phần mềm tuyển sinh của trường;

c)Quản lý hồ sơ và giấy tờ, biên bản liên quan đến xét tuyển;

d)Dự kiến phương án trúng tuyển, trình HĐTS quyết định; Lập danh sách thí sinh trúng tuyển;

đ)In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học;

e)Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 9 của Quy chế này;

k, Được quyền đề xuất với Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS để thay đổi các nội dung trong quy chế tuyển sinh của trường sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng lần tuyển sinh;

m)Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định Chủ tịch HĐTS.

Điều 7: Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Truyền thông HĐTS

  1. Thành phần Ban truyền thông HĐTS gồm:
  2. a) Trưởng ban do Uỷ viên HĐTS kiêm nhiệm;
  3. b) Các uỷ viên: Một thường trực là cán bộ Trung tâm tuyển sinh (Phòng tuyển sinh) hoặc bí thư Đoàn thanh niên và cán bộ công nghệ thông tin.
  4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban truyền thông HĐTS:
  5. a) Công bố các thông tin liên quan đến hồ sơ xét tuyển, thời gian và địa điểm đăng ký xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác;

b, Cập nhật và công bố công khai thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh;

  1. c) Liên lạc với truyền thông, báo chí, đài truyền hình… để quảng bá hoạt động của nhà trường và đăng tải thông tin tuyển sinh.
  2. d) Xây dựng kế hoạch truyền thông tuyển sinh, làm băng zôn, maket, tờ rơi, thư ngỏ,… liên quan đến hoạt động tuyển sinh của nhà trường.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao.

Điều 8. Tổ chức phúc tra

  1. Thời hạn phúc tra:
  2. a) HĐTS trường nhận đơn đăng ký phúc tra về kết quả xét tuyển của thí sinh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả xét tuyển và trúng tuyển. HĐTS trường phải trả lời thí sinh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
  3. b) Thí sinh có đơn khiếu nại về kết quả xét tuyển thì nộp phí theo quy định của trường. Nếu sau khi phúc khảo phát hiện sai sót trong quá trình xét tuyển thì HĐTS hoàn trả khoản phí này cho thí sinh.
  4. Tổ chức phúc tra:
  5. a) Việc tổ chức phúc tra tiến hành dưới sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch HĐTS. Các thành viên tham gia phúc tra; thời gian, vị trí làm việc do Chủ tịch HĐTS quy định;
  6. b) Trước khi tiến hành phúc tra, Ban Thư ký (gồm ít nhất 02 người) tiến hành các việc sau đây:

– Kiểm tra sơ bộ tình trạng hồ sơ ĐKDT của thí sinh, nếu phát hiện có hiện tượng bất thường trong hồ sơ ĐKDT của thí sinh thì lập biên bản và báo cáo Chủ tịch HĐTS;

– Lập biên bản bàn giao cho Chủ tịch HĐTS các hồ sơ ĐKDT của thí sinh đăng ký phúc tra.

c)Khi tiến hành phúc tra, nhóm phúc tra (gồm ít nhất 02 người) tiến hành các việc sau đây:

– Kiểm tra tình trạng hồ sơ ĐKDT của thí sinh;

– Đối chiếu kết quả xét tuyển do trường thông báo tới thí sinh đăng ký phúc tra với hồ sơ ĐKDT của thí sinh;

– Báo cáo Chủ tịch HĐTS trường sau khi tiến hành đối chiếu kết quả xét tuyển của các thí sinh đăng ký phúc tra.

d)Xử lý kết quả phúc tra:

– Nếu kết quả xét tuyển sau khi đã phúc tra giống với dữ liệu trong hồ sơ ĐKDT của thí sinh thì giao kết quả cho Trưởng ban phúc tra ký xác nhận kết quả chính thức

– Nếu kết quả xét tuyển sau khi đã phúc tra không khớp với dữ liệu trong hồ sơ ĐKDT của thí sinh thì rút hồ sơ ĐKDT giao cho Trưởng ban phúc tra xem xét và điều chỉnh đúng với hồ sơ ĐKDT của thí sinh, lập biên bản và lưu hồ sơ tuyển sinh;

– Trong trường hợp phúc tra kết quả xét tuyển mà thí sinh chuyển từ diện không trúng tuyển thành trúng tuyển (và ngược lại), Chủ tịch HĐTS tiến hành xác định nguyên nhân sai sót, nếu thấy có biểu hiện và bằng chứng vi phạm quy chế tuyển sinh thì xử lý theo quy định tại Điều 15 và Điều 18 của Quy chế này.

đ) Kết luận phúc tra:

– Kết quả phúc tra đã được Trưởng ban phúc tra ký xác nhận là kết quả chính thức;

– Kết quả được điều chỉnh do Chủ tịch HĐTS quyết định và thông báo đối với thí sinh đăng ký phúc tra.

Điều 9. Xác định trúng tuyển

  1. Căn cứ số lượng chỉ tiêu được xác định theo quy định, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng, cử tuyển (nếu có); căn cứ thống kê kết quả tuyển sinh; căn cứ quy định khung điểm ưu tiên (nếu có), Ban Thư ký HĐTS dự kiến một số phương án tuyển chọn để trình Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định.
  2. Khi số thí sinh trúng tuyển đến trường không đủ, tuyển chọn hoặc tuyển bổ sung bằng các lần tuyển sinh tiếp theo cho đến khi đủ chỉ tiêu.
  3. Nếu số thí sinh đến trường nhập học đủ so với chỉ tiêu đã xác định ở ngay đợt tuyển sinh tiếp theo, trường không được nhận thêm hồ sơ ĐKDT dù vẫn còn các đợt tuyển sinh như đã thông báo trước đó và phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
  4. Tiêu chuẩn tuyển chọn ở tất cả các đợt tuyển sinh của trường không nhất thiết phải bằng nhau và do Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS quyết định trên cơ sở ý kiến của các thành viên HĐTS.
  5. Đối với những ngành, nghề không tuyển đủ chỉ tiêu, sau khi đã xác định tiêu chí xét tuyển ở mức cho phép theo yêu cầu đào tạo của trường mà vẫn còn thiếu số lượng, trường được phép lấy thí sinh dự tuyển vào trường mình nhưng không trúng tuyển vào những ngành, nghề khác, đồng thời đạt yêu cầu và tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định của ngành, nghề còn thiếu số lượng và tự nguyện vào học ngành, nghề đó. Nếu số người đạt đủ tiêu chuẩn tuyển chọn lớn hơn chỉ tiêu thì lấy theo tiêu chuẩn tuyển chọn từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng theo một quy trình công khai.
  6. Căn cứ các phương án xác định tiêu chuẩn tuyển chọn của Ban Thư ký HĐTS đề xuất, trên cơ sở ý kiến của các thành viên HĐTS, Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS quyết định, chịu trách nhiệm và ký duyệt điều kiện trúng tuyển sao cho số thí sinh trúng tuyển nhập học không được vượt quá 10% so với chỉ tiêu đã được xác định trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tiêu chuẩn trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển phải công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Điều 10. Triệu tập thí sinh trúng tuyển

  1. Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển tới nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả dự tuyển của thí sinh và những điều kiện cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.
  2. Thí sinh trúng tuyển vào trường phải nộp những giấy tờ sau đây:
  3. a) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp, học bạ THPT hoặc tương đương (hệ Cao đẳng); Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp, học bạ THPT hoặc tương đương, bằng, học bạ THCS (hệ Trung cấp chính quy ); Bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm văn bằng khác, chứng chỉ sơ cấp ( hệ trung cấp liên thông )

Lưu ý: Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu, kiểm tra;

  1. b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú;
  2. c) Bản sao hợp lệ các giấy tờ minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  3. d) Giấy khám sức khỏe.

đ) Giấy triệu tập trúng tuyển (hoặc giấy báo tập trung).

Các giấy tờ quy định tại Điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 10 Quy chế này và được trường dùng để quản lý, kiểm tra, đối chiếu với bản chính.

  1. Những thí sinh đến nhập học chậm sau 15 ngày so với ngày yêu cầu có mặt ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển thì trường có quyền từ chối không tiếp nhận. Nếu đến chậm trong những trường hợp bất khả kháng như: do ốm, đau, tai nạn, thiên tai có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc của Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học khoá học kế tiếp sau.
  2. Những thí sinh trúng tuyển, nếu địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

Điều 11. Kiểm tra kết quả xét tuyển và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển

  1. Sau kỳ tuyển sinh, nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra kết quả xét tuyển của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường ở tất cả các khâu, đồng thời kiểm tra, đối chiếu với bản chính các loại giấy tờ của thí sinh. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS có biện pháp xác minh, xử lý.
  2. Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định quy chế tuyển sinh này.
  3. Trong quá trình học sinh, sinh viên đang theo học nếu có khiếu nại, tố cáo trường phải thanh, kiểm tra hồ sơ và kết quả thi của thí sinh theo quy định.

Điều 12. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác tuyển sinh

  1. Nhập dữ liệu từ hồ sơ ĐKDT của thí sinh;
  2. In Giấy báo trúng tuyển (hoặc giấy báo tập trung) cho thí sinh trúng tuyển;
  3. Cập nhật thông tin ĐKDT và công bố danh sách thí sinh trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và phương tiện.

Điều 13. Xử lý thông tin phản ánh vi phạm Quy chế tuyển sinh

  1. Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:
  2. a) Hội đồng tuyển sinh của trường;
  3. b) Thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp.
  4. Các bằng chứng vi phạm Quy chế tuyển sinh sau khi đã được xác minh về tính xác thực là cơ sở để xử lý đối tượng vi phạm.
  5. Cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:
  6. a) Mọi người dân, kể cả thí sinh và những người tham gia công tác tuyển sinh, nếu phát hiện những hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh cần cung cấp thông tin cho nơi tiếp nhận để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật về tố cáo;
  7. b) Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tuyển sinh.
  8. Đối với tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế tuyển sinh:
  9. a) Tổ chức việc tiếp nhận thông tin, bằng chứng theo quy định; bảo vệ nguyên trạng bằng chứng; xác minh tính xác thực của thông tin và bằng chứng;
  10. b) Triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn tiêu cực, vi phạm Quy chế tuyển sinh theo thông tin đã được cung cấp;

c)Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý và công bố công khai kết quả xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh;

d, Bảo mật thông tin và danh tính người cung cấp thông tin.

Điều 14. Khen thưởng

  1. Người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển sinh được giao, tùy theo thành tích cụ thể, được Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS khen thưởng theo quy chế thi đua, khen thưởng của nhà trường.
  2. Quỹ khen thưởng được trích từ ngân sách nhà trường.

Điều 15. Xử lý cán bộ làm công tác tuyển sinh vi phạm

Người tham gia công tác tuyển sinh có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau từng đợt tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ áp dụng quy định tại Luật viên chức và Luật cán bộ, công chức; các văn bản quy định về xử lý kỷ luật viên chức, công chức và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 16. Quyền và trách nhiệm của Hiệu trưởng

  1. Hiệu trưởng trường có quyền quyết định số lần tuyển sinh trong năm và hình thức tuyển sinh của trường.
  2. Hiệu trưởng trường xây dựng quy chế tuyển sinh của trường và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
  3. Các hình thức xử lý vi phạm do Hiệu trưởng quyết định xử lý theo quy định tại Quy chế tuyển sinh của trường và quy định của pháp luật.

Điều 17. Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ tuyển sinh

  1. Khai chính xác, nộp đủ hồ sơ và lệ phí tuyển sinh về trường ĐKDT trong thời gian quy định của trường, đồng thời có mặt đúng thời gian quy định tại trường ĐKDT khi có yêu cầu.
  2. Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong phiếu ĐKDT. Trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong phiếu ĐKDT với hồ sơ gốc.
  3. Có trách nhiệm phát hiện, tố giác những hiện tượng vi phạm Quy chế tuyển sinh để HĐTS xử lý kịp thời.

Điều 18. Xử lý thí sinh dự tuyển vi phạm quy chế

  1. Đối với những thí sinh dự tuyển vi phạm quy chế đều phải lập biên bản và tuỳ mức độ nặng nhẹ bị xử lý kỷ luật theo các quy định tại quy chế này, đồng thời tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
  2. Tùy theo mức độ vi phạm, Hiệu trưởng quyết định xử lý kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ, tước quyền vào học,..theo quy định tại Quy chế tuyển sinh của trường và không trái với các quy định hiện hành.

Điều 19. Chế độ báo cáo

Nhà trường sẽ gửi báo cáo Cơ quan chủ quản, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về kế hoạch tuyển sinh và kết quả tuyển sinh của trường.

Điều 20. Chế độ lưu trữ

Các tài liệu liên quan đến kỳ tuyển sinh; kết quả, hồ sơ tuyển sinh các trường phải bảo quản, lưu trữ, hủy tài liệu hết giá trị theo quy định của Luật lưu trữ.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

  1. Quy chế này được áp dụng cho tất cả các kỳ tuyển sinh cao đẳng của trường Cao đẳng Y – Dược Hợp Lực kể từ năm 2019 trở đi.
  2. Bãi bỏ các quy định trong các văn bản khác trái với quy định tại Quy chế này về các Quy định về công tác tuyên truyền tuyển sinh.

3.Việc điều chỉnh, bổ sung các điều khoản của quy chế do Hiệu trưởng quy định. Các phòng ban chức năng, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG DƯỢC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG DƯỢC

Tên ngành, nghề đào tạo:   Dược

 Mã ngành, nghề: 672020

  Trình độ đào tạo: Cao đẳng

  Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

  Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

 Chức danh công nhận sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Dược

Thời gian đào tạo toàn khóa: 3 năm

Phương thức đào tạo: Tín chỉ

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-CDYDHL ngày 27 tháng 03 năm 2018của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y  Dược Hợp Lực)

  1. Mục tiêu đào tạo

          1.1. Mục tiêu chung

          Đào tạo người Dược sĩ trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt; có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về Dược để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên ngành; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

          1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kiến thức

Hiểu biết những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng; Nhà nước và pháp luật ; kiến thức về Quốc phòng – An ninh theo quy định của Bộ  Giáo Dục và Đào tạo đối với sinh viên trình độ cao đẳng;

– Trình bày được kiến thức trong các lĩnh vực sau:

+ Kiến thức Dược học cơ sở;

+ Sản xuất và phát triển thuốc (các phương pháp sản xuất nguyên liêu là thuốc, xây dựng công thức, bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường, pha chế một số dịch truyền thông thường);

+ Dược lâm sàng (sử dụng thuốc hợp lý);

+ Quản lý và kinh tế dược (quản lý, cung ứng trong lĩnh vực dược);

+ Đảm bảo chất lượng thuốc (đảm bảo chất lượng thuốc và các phương pháp đánh giá chất lượng dược phẩm);

+ Dược liệu và dược cổ truyền (bảo tồn, khai thác, nuôi trồng, chế biến và sản xuất các thuốc có nguồn gốc dược liệu);

+ Tư vấn sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng.

– Trình bày được phương pháp luận khoa học trong công tác nghiên cứu khoa học;

– Nắm vững và vận dụng được các chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong điều kiện chuyên môn cụ thể.

b) Về kỹ năng

– Thực hiện quản lý, cung ứng thuốc;

– Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;

– Thực hiện đảm bảo chất lượng thuốc, chất lượng thí nghiệm;

– Xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc của khu vực dân cư;

– Thực hiện các nghiệp vụ về dược trong phạm vi nhiệm vụ được giao;

– Hướng dẫn về chuyên môn cho cán bộ Dược có trình độ thấp hơn.

– Tham gia nghiên cứu khoa học, thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

– Có trình độ tin học cơ bản tương đương trình độ A, sử dụng được các phần mềm tin học văn phòng, tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet;

– Có kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ Tiếng Anh, viết, đọc, nghe, hiểu các từ ngữ trong giao tiếp thông thường; Có khả năng đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành

c) Về thái độ

– Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;

– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;

– Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập vươn lên;

– Coi trọng kết hợp Y – Dư­ợc học hiện đại với Y – Dư­ợc học cổ truyền.

          1.3.  Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

          Sau khi tốt nghiệp, người dược sỹ cao đẳng được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở Y tế công lập và ngoài công lập, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm thuộc các thành phần kinh tế theo quy chế tuyển dụng của các cơ quan quản lý nhà nước và của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian của khóa học

      – Số lượng môn học, mô đun: 35

      – Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 121 tín chỉ

      – Khối lượng các mô đun chung/đại cương: 450 giờ

      – Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2580 giờ

       – Khối lượng  lý thuyết: 787 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm:2166 giờ; Thi, kiểm tra: 77 giờ.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CAO ĐẲNG DƯỢC 3 NĂM

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG

 Ngành đào tạo:   Điều dưỡng

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Mã ngành: 6720301

Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Chức danh công nhận sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Điều Dưỡng

Thời gian đào tạo toàn khóa: 3 năm

Phương thức đào tạo: Tín chỉ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/QĐ – CĐYDHL ngày 27 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Y Dược Hợp Lực.)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

  1. Mục tiêu chung

Đào tạo người điều dưỡng trình độ Cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người điều dưỡng thực hành nghề nghiệp theo quy định của nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân và hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp.

  1. Mục tiêu cụ thể

2.1. Kiến thức:

Người điều dưỡng ở trình độ cao đẳng có kiến thức cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý, sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

2.2. Kỹ năng:

Người điều dưỡng ở trình độ cao đẳng có những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản và cần thiết như:

– Phối hợp với các nhân viên y tế khác để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh.

– Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc Điều dưỡng cơ sở I, II và thực hiện được một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo sự phân công của điều dưỡng phụ trách.

– Tham gia xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện quy trình điều dưỡng, công tác quản lý ngành.

– Đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện ổn định và liên tục.

– Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng, thông tin giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng phù hợp với văn hoá.

– Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý.

– Phối hợp và tham gia thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, nâng  cao sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo an toàn chung.

– Thực hiện được việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tại nạn.

– Có kỹ năng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

– Tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên y tế, liên tục đào tạo cho mình và cho người khác.

– Áp dụng Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh;

– Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khoẻ.

– Có khả năng tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học;

– Có kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

2.3. Thái độ:

– Tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

– Có tinh thần tôn trọng, hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, bệnh nhân và gia đình họ trong quá trình chăm sóc sức khoẻ.

– Trung thực, khách quan, luôn cố gắng học tập vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Người có bằng tốt nghiệp ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng có thể làm việc ở các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe từ Trung ương tới cơ sở, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp y tế.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG 3 NĂM

TUYỂN SINH 2020 – NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý ĐỐI VỚI NHÓM NGÀNH SỨC KHỎE

 Những điểm mới trong tuyển sinh đại học 2020 dành cho nhóm ngành sức khỏe 

?Đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề

? Xét tuyển: dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT: Đối với các ngành y khoa, y học cổ truyền, răng-hàm-mặt, dược học: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

Các ngành điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

?Thi tuyển: đối với các ngành y khoa, y học cổ truyền, răng-hàm-mặt, dược học: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

Các ngành điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5,5 trở lên.

Những kiến thức kỹ năng cần có của một điều dưỡng viên

Ngoài chuyên  môn chăm sóc sức khỏe người bệnh thì một điều dưỡng viên luôn cần có những kiến thức về chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể làm tốt công việc của mình. Điều dưỡng viên là người chăm sóc  và kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân hàng ngày, luôn gắn liền trực tiếp với người bệnh. Vậy nếu muốn trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp cần hội tụ đầy đủ những tố chất và kỹ năng gì? Cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Kiến thức cần có của điều dưỡng viên

– Hiểu biết về kiến thức tổng quát, mô tả và giải thích được các đặc điểm về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý;
– Áp dụng được các kiến thức về khoa học cơ bản, y dược học cơ sở, y tế công cộng và kiến thức chuyên ngành Điều dưỡng trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
– Giải thích được sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe con người;
– Hiểu được tâm lý người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình giao tiếp;
– Hiểu rõ 25 chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam trong công việc chăm sóc người bệnh, quản lý điều dưỡng và hành nghề điều dưỡng.
– Hiểu biết về phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong công tác điều dưỡng

Các kỹ năng quan trọng cần có

KỸ NĂNG CỨNG KỸ NĂNG MỀM

– Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh toàn diện và trực tiếp thực hiện kế hoạch chăm sóc theo đúng quy trình chuyên môn
– Thực hiện đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản và thực hiện được một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa; phối hợp với bác sỹ và các nhân viên y tế khác trong chăm sóc điều trị người bệnh;
– Phối hợp và tham gia thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an toàn chung;
– Thực hiện được việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn
-Theo dõi, đánh giá toàn trạng và ghi chép hàng ngày những diễn biến bất của người bệnh
-Tiếp đón người bệnh đến khám, vào viện, ra viện, chuyển khoa
– Tổ chức giáo dục sức khỏe cho người bệnh, gia đình, nhóm người và cộng đồng. Đôn đốc nhắc nhở người bệnh, người nhà giữ gìn trật tự vệ sinh ngăn nắp tại cơ sở y tế
– Tham gia tổ chức và  huấn luyện cán bộ điều dưỡng có  trình độ trung cấp và các nhân viên y tế khác, tham gia các khóa đào tạo liên tục;

 

– Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt với người bệnh, thân nhân người bệnh, với đồng nghiệp;
-Có kỹ năng tư vấn – giáo dục sức khỏe cho người bệnh;
-Có kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quá trình làm việc;
-Kỹ năng tự học tự nghiên cứu để thường xuyên cập nhật kiến thức phục vụ cho công tác chăm sóc;
-Kỹ năng quản lý: Quản lý tốt bản thân quantr lý thời gian và quản lý nhân lực
– Kỹ năng chịu áp lực công việc;
– Tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực điều dưỡng cũng như các sáng kiến cải tiến trong công việc ;
-Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh với bệnh nhân là người nước ngoài đến khám và điều trị tại bệnh viện;
– Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
– Có năng lực tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản  hoặc tương đương.

Thái độ

– Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cộng đồng cao; có thái độ đúng đắn về ngành nghề;
– Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh;
– Thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh;
– Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;
-Trung thực khi hành nghề;
– Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;
– Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

 Sinh viên tốt nghiệp ngành Điều dưỡng có khả năng:

– Đảm nhận công tác điều dưỡng tại các Bệnh viện, các trung tâm y tế, các trạm y tế xã phường và các đơn vị, dịch vụ khám chữa bệnh…
– Tham gia các chương trình du học về lĩnh vực Điều dưỡng  tại các nước như Nhật Bản, Đức…

Có được phép mở nhà thuốc sau khi sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Dược?

Mở nhà thuốc hay quầy kinh doanh dược phẩm đang là chọn lựa của nhiều bạn sinh viên ngành Dược. Tuy nhiên, có nhiều bạn sinh viên thắc mắc không biết sau khi tốt nghiệp ngành Cao đẳng Dược có được mở nhà thuốc hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về ngành Dược hiện nay

Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khám chữa bệnh, ngành Dược luôn được đánh giá cao trong nhóm ngành sức khỏe. Đặc biệt, khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng cao trong những năm gần đây thì ngành Dược ngày càng khẳng định vai trò của mình. Nhu cầu nhân lực của ngành rất lớn. Vì thế, ngành Dược được xem là ngành học tiềm năng với nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học. Chính vì thế, tuyển sinh Cao đẳng Dược được rất nhiều bạn trẻ quan tâm với số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển cao. Theo chia sẻ của cô Phương Hà ( tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Nha Trang): Trong ngành đào tạo thuộc nhóm ngành sức khỏe của trường thì ngành Dược có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển cao nhất.

Học Cao đẳng Dược có được phép mở nhà thuốc không?

Bên cạnh hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng Dược chính quy cũng là chương trình học được nhiều thí sinh quan tâm. Tuy nhiên, rất nhiều bạn vẫn còn băn khoăn không biết Cao đẳng Dược có được mở nhà thuốc hay không?

Giải đáp cho các bạn về vấn đề này, cô Phương Hà chia sẻ : Theo quy định của Bộ Lao động TB&XH, điều kiện để mở nhà thuốc là phải có bằng dược sĩ đại học với số vốn tối thiểu trên 100 triệu và diện tích kinh doanh lớn hơn 10m2.

Theo điều kiện trên, kết hợp với khoản 1 điều 18 của Luật Dược sửa đổi thì chủ kinh doanh nhà thuốc phải có trình độ Dược sĩ Đại học trở lên. Bên cạnh đó, cần có kinh nghiệm thực hành ít nhất 2 năm tại những cơ sở chuyên môn về thuốc.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b,c,d khoản 4, điều 15, nghị định 79/2006/NĐ-CP thì những người tốt nghiệp hệ đào tạo Trung cấp và Cao đẳng Dược chính quy có 2 năm thực nghiệm tại cơ sở dược hợp pháp có đủ điều kiện mở quầy thuốc tân dược. Như vậy, những người tốt nghiệp Cao đẳng Dược sẽ được sẽ được phép kinh doanh dược phẩm, mở quầy thuốc tại địa bàn huyện, xã của những huyện ngoại thành , những địa bàn không thuộc thành phố Trung ương.

Để mở quầy thuốc cần có những giấy tờ và thủ tục gì?

Như đã trình bày ở trên, Cao đẳng Dược được mở nhà thuốc, quầy thuốc kinh doanh Dược phẩm quy mô nhỏ để bán lẻ thuốc tân dược.Để có thể mở quầy thuốc cần phải xin Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo mẫu của Bộ Y tế.

Có được mở nhà thuốc sau khi sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Dược

Bên cạnh đó, cần có những giấy tờ và thủ tục dưới đây:

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm của Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh cấp

Cần có hồ sơ chuyên môn, kỹ thuật và cách thức hoạt động của cơ sở kinh doanh, bao gồm: giới thiệu tôt chức cũng như bộ máy quầy thuốc gồm sơ đồ, nhiệm vị và chức năng của từng bộ phận, người phụ trách và bằng cấp chuyên môn. Cùng với đó là bản mô tả hệ thống bán hàng cũng như bản kê khai hệ thống trang thị bị chuyên môn.

Một số giấy tờ khác như bản sao văn bằng chuyên môn, sơ yếu lý lịch, giấy xác nhận thời gian thực hành tại cơ sở dược…

Cùng tìm hiểu khái niệm Dược học là gì?

Dược học là thuật ngữ để chỉ một ngành khoa học thuộc khối ngành Y dược nhưng không phải bạn nào cũng có thể nắm chính xác ý nghĩa của thuật ngữ. Có không ít bạn nhầm lẫn thậm chí là không biết rõ thuật ngữ “dược học” là để chỉ cái gì?

Dược học là gì?

Dược học là gì? Dược học hay còn gọi là dược là lĩnh vực khoa học ứng dụng liên quan đến phương pháp chữa bệnh bằng cách sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật và bảo vệ cơ thể. Để hiểu chính xác hơn chúng ta cần hiểu thuật ngữ “dược học” ở nghĩa rộng hơn. Dược học là tên gọi của một ngành nghề y tế với công việc chuyên về bào chế, sản xuất các loại thuốc cùng với nhiệm vụ khám chữa bệnh, phân phối thuốc.

Những người học dược học hay cao đẳng dược, đại học dược sau khi ra hành nghề sẽ được gọi là dược sĩ. Công việc của họ chủ yếu là bán thuốc. Ngoài ra, dược sĩ cũng tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật và theo dõi việc điều trị dùng thuốc cùng với thầy thuốc hoặc các nhân viên y tế khác hay tham gia vào quá trình nghiên cứu, bào chế thuốc, giảng dạy tại các trường Y dược. Tùy vào trình độ, năng lực mà công việc của dược sĩ sẽ khác nhau.

Học dược học là học những gì?

Có thể nói Dược học là một môn khoa học nghiên cứu về thuốc giữa cơ thể con người. Ngoài ra còn phải biết cách vận dụng thuốc trong quá trình điều trị thuốc bởi đây là ngành liên quan đến tính mạng cũng như sức khỏe của con người. Ngoài những kiến thức cơ bản thì sinh viên ngành Dược còn được đào tạo về các chuyên ngành khoa học công nghệ khác như: Sinh học phân tử, công nghệ nano … Người hoạt động trong ngành Dược cần phải hiểu được quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể và sự tương tác giữa các loại thuốc. Đặc biệt phải biết kết hợp các loại thuốc với nhau để tạo sự an toàn cũng như đạt hiệu quả trong việc chữa bệnh.

Song song, sinh viên Cao đẳng Dược còn được cung cấp đủ kiến thức về các bệnh gây ra do thuốc, chăm sóc dược lâm sàng, điều trị học và các chế độ dinh dưỡng trong điều trị… để khi tốt nghiệp có khả năng thực hành vững vàng trong các lĩnh vực của dược học như đánh giá bệnh nhân ở mức độ cơ bản, tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh theo đơn thuốc an toàn, hiệu quả, sản xuất và phân phối thuốc, kiểm nghiệm.

Liên hệ