• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

Cồn Ethanol và Methanol, những điều cần phải biết

16:05 13-05-2022

- Trên mạng rao bán cồn khử khuẩn với nhiều mức giá khác nhau nhưng nhiều người sử dụng lại chưa phân biệt được 2 loại cồn công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay là ethanol và methanol cả 2 đều được sản xuất bằng phương pháp lên men chưng cất.

1. Phân biệt cồn Ethanol và  Methanol

1.1. Cồn Ethanol
-  Ethanol hay còn được biết đến như một loại rượu etylic hay ancol etylic và biết đến dạng rượu ngũ cốc hay còn gọi là cồn.
- Cồn ethanol được tạo ra dựa vào quá trình lên men của các nguồn hydratcacbon có trong tự nhiên như lúa mì, lúa mạch, đường, ngô, sắn…
- Cồn ethanol được sử dụng khá rộng rãi trong ngành y tế với tác dụng chống vi khuẩn, vi sinh vật bên cạnh đó chúng cũng là thành phần dùng để sản xuất ra thuốc ngủ hay thường gọi là thuốc gây mê cho người bệnh.
- Ethanol khi cháy ngọn lửa có màu xanh ở bên dưới, màu vàng ở phía trên rất dễ nhận biết. Nồng độ ethanol (trong nước) càng lớn thì ngọn lửa càng to và phần lửa màu vàng càng lớn.
- Giá bán : thường cao hơn cồn Methanol
1.2. Cồn Methanol
- Methanol là loại dung môi công nghiệp dùng để hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ…  điều chế các loại hóa chất công nghiệp khác.
- Methanol thường được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cenlulose.
- Cồn methanol không tốt cho cơ thể người vì  khi người hít nhiều khí methanol sẽ dẫn đến các tình trạng đau đầu, mệt buồn nôn và giảm thị lực, nặng hơn sẽ bị mù. Co giật, giãn đồng tử nặng nhất có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong mà người ta gọi chung là bị ngộ độc methanol
- Methanol nguyên chất (hoặc lẫn nước với tỉ lệ thấp) khi bắt lửa, ngọn lửa của nó tạo ra có màu xanh nhạt rất khó quan sát, gần như trong suốt dưới ánh sáng mặt trời. Thường thì ta sẽ quan sát thấy methanol cháy khi ở trong bóng tối.
- Giá bán : giá khá rẻ

2. Cồn Ethanol được sử dụng trong y tế công nghiệp

- Trong phẫu thuật thì người ta thường dùng ethanol để tiệt trùng các thiết bị dụng cụ phẫu thuật thậm chí là vết thương hở… Bởi vì chúng có tính sát khuẩn cao đồng thời chống lại được các vi khuẩn nấm hay nhiều loại virus khác xâm nhập.

- Ethanol là cồn chính vì thế nó có thể làm đồ uống có cồn khi đó chúng sẽ được điều chế chuyển hóa như một năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng.

- Mặt khác nếu bạn uống quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi nồng độ cồn trong máu vượt quá 0.5% thì sẽ gây hôn mê thậm chí có thể gây tử vong 

- Trong công nghiệp, ethanol còn dùng làm dung môi trong ngành công nghiệp dược phẩm nước hoa hay in ấn, sơn, điện tử, dệt may, pha chế. Đồng thời chúng là một trong những dung môi có tác dụng hoàn hảo giúp làm tan các chất ngăn chặn sự kết tinh của các thành phần trong mỹ phẩm.

- Ethanol được sử dụng làm nhiên liệu cồn hay nói cách khác thường được trộn lẫn với xăng hoặc trong một số quy trình công nghiệp khác. Đặc biệt được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp. Ethanol còn được dùng làm nhiên liệu dùng cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm. Dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.

- Ngoài ra, Ethanol được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các hợp chất hữu cơ khác như dietyl ete, axit axetic,… Etanol là nguồn nguyên liệu hóa học đa dụng. Trong thời gian qua đã được sử dụng với phạm vi thương mại để tổng hợp hàng loạt các mặt hàng hóa chất với sản lượng lớn khác. Hiện nay ethanol đã được thay thế bằng nhiều nguyên liệu hóa dầu khác rẻ tiền hơn.

3. Methanol dễ gây ngộ độc khi lẫn trong đồ uống

- Để sản xuất ra rượu với chi phí rẻ, một số người hòa chung ethanol và methanol vào nhau nhằm tăng độ rượu, tăng thể tích. Nếu uống phải rượu có chứa methanol, nạn nhân dễ bị ngộ độc. Methanol trong cơ thể con người sẽ chuyển đổi thành axit formic. Chất này tích tụ trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng xấu tới tuần hoàn, tổn thương gan, suy thận, tổn thương thần kinh, mù vĩnh viễn thậm chí tử vong.

- Để kiểm tra rượu có chứa methanol không, các bạn có thể thực hiện theo các cách dưới đây.

  • Ngửi đồ uống: Nếu đồ uống có mùi hóa chất mạnh, khó chịu thì nó không an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên không phải tất cả đồ uống nhiễm methanol đều có mùi khó chịu.
  • Kiểm tra với lửa: Nhúng một ít giấy vào đồ uống và đốt. Nếu mẫu thử tạo ra ngọn lửa màu vàng thì đồ uống này không an toàn.
  • Kiểm tra bằng tay: Cho một ít rượu vào lòng bàn tay và cọ xát 2 tay vào nhau. Nếu rượu có chứa methanol thì sau một thời gian ngắn rượu sẽ bốc hơi. Với rượu thật, bạn sẽ thấy tay hơi dính dính.
  • Bỏ vào ngăn đá: Cho rượu vào ngăn đá. Sau 1 ngày lấy ra, nếu rượu có chứa methanol thì chúng sẽ đông cứng, còn rượu thật thì không.
  • Sử dụng giấy quỳ đỏ: Nhúng giấy quỳ đỏ vào trong rượu khoảng 2 – 3 phút. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh, thì trong rượu có chứa methanol và nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu có chứa Methanol :

- Khi nạn nhân bị ngộ độc rượu methanol nên tìm cách để nạn nhân nôn hết ra rồi xát mạnh 2 bên má. Sau đó cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc.

- Nới lỏng áo, quần và để nạn nhân nằm xuống giường, 2 tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái ở nơi thoáng mát nhưng tránh gió lùa trực tiếp.

- Không cho nạn nhân sử dụng thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc trong người và không cho uống Paracetamol vì sẽ làm hại gan.

- Nếu nạn nhân có biểu hiện co giật, hôn mê, thở không đều, quầng mắt, loạn nhịp tim, bị ngã có chảy máu tai… cần lập tức đưa nạn nhân cùng những chất mà họ đã sử dụng (nghi ngờ là tác nhân gây ngộ độc) tới bệnh viện cấp cứu.

Nguồn tổng hợp


Liên hệ