• slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1
  • slidebg1

    H

Lựa chọn phương pháp tổ chức dạy học thực hành nghề

Thông thường, một quá trình dạy học thực hành nghề trải qua 3 giai đoạn: 1) giai đoạn chuẩn bị, 2) giai đoạn thực hiện và 3) giai đọan kết thúc. Riêng trong giai đoạn thực hiện, các phương pháp tổ chức dạy học cụ thể được vận dụng một cách khoa học tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của bài dạy. Các phương pháp tổ chức dạy học thực hành chủ yếu được xây dựng dựa theo quan điểm của Thuyết hành vi của D.Watson (Behavioral theories – D.Watson), lấy việc lặp đi lặp lại nhiều lần các thao, động tác kết hợp quá trình tư duy để hoàn thiện dần các các thao, động tác, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

Đối với giai đoạn thực hiện trong quá trình tổ chức các bài dạy, có 3 phương pháp tổ chức dạy học cơ bản: Phương pháp tổ chức dạy thực hành 4 bước, phương pháp tổ chức dạy thực hành 3 bước và phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước.

Trong quá trình tổ chức các bài dạy thực hành, căn cứ vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của các bài dạy, giáo viên sẽ lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học đối với một bài thực hành cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.

  1. Khái quát các loại bài dạy thực hành nghề

Bài dạy thực hành là loại bài học phổ biến trong đào tạo nghề nghiệp, tuỳ mục tiêu và tính chất của hoạt động dạy và hoạt động học, trong quá trình đào tạo nghề thường có các loại bài học sau:

1.1. Bài thực hành cơ bản: Là loại bài học được thực hiện ở trong phòng thực hành xưởng thực hành của trường nhằm giúp HSSV luyện tập hình thành các kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp

1.2. Bài thực hành nâng cao: Là loại bài học nhằm giúp cho HS-SV luyện tập những kỹ năng chuyên sâu cho nghề nghiệp sau này

1.3. Bài thực hành sản xuất: Là loại bài học có tính chất và nội dung học tập gắn với môi trườngthực tiễn, được thực hiện ở trong xưởng trường hoặc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

  1. Thực trạng phương pháp tổ chức dạy học thực hành nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Các chương trình dạy nghề đang sử dụng hiện nay được xây dựng bao gồm: 1) các mô đun đào tạo kỹ năng nghề cơ bản, 2) các mô đun đào tạo kỹ năng nghề nâng cao và 3) mô đun thực tập sản xuất. Theo khoa học sư phạm dạy nghề, căn cứ vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của các bài dạy trong các mô đun đề cập ở trên giáo viên phải lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.

Thực tế hiện nay, phương pháp tổ chức các bài học trong các mô đun đào tạo kỹ năng nghề cơ bản và trong các mô đun đào tạo kỹ năng nghề nâng cao chưa có sự phân biệt rõ ràng, các bài dạy được tổ chức theo chu trình cơ bản là giống nhau. Do vậy, quá trình tổ chức các bài học chưa thật sự phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

  1. Các phương pháp tổ chức dạy học thực hành

3.1. Phương pháp tổ chức dạy học thực hành 4 bước

Phương pháp tổ chức dạy thực hành 4 bước được xây dựng dựa trên quan điểm của thuyết hành vi và được tổ chức thành 4 bước, có sự trình diễn của giáo viên. Phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc giáo viên diễn trình làm mẫu, học sinh làm theo và sau đó tiến hành luyện tập.

Phương pháp 4 bước là một phương pháp quan trọng trong dạy thực hành, đặc biệt thích hợp để giảng dạy các bài thực hành cơ bản.

Kiểu phương pháp dạy thực hành 4 bước có cấu trúc như sau:

Bước 1:  Thông tin mở đầu bài dạy

– Ổn định lớp, tạo không khí học tập;

– Gây động cơ học tập;

– Cung cấp thông tin khái quát về bài thực hành, những kiến thức sơ bộ;

– Xác định các nhiệm vụ của HS, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, quy trình, thời gian);

– Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu của HS.

Bước 2:  Giáo viên làm mẫu và giải thích

– Đảm bảo cho toàn bộ HS có thể quan sát được.

– Làm mẫu với với tốc độ vừa phải theo trình tự lo-gic kết hợp với giảng giải/ giải thích cách thực hiện cụ thể, ngắn gọn, tránh rườm rà.

– Đặt câu hỏi trong khi làm mẫu nhằm thúc đẩy sự suy nghĩ và lôi kéo sự chú ý của HS vào những điểm chính.

– Nhấn mạnh những điểm chính.

– Một thao tác có thể được làm mẫu một vài lần nếu cần thiết.

Bước 3Học sinh làm lại và giải thích

Mục đích của bước này là kiểm tra sự tiếp thu của HS những nội dung vừa quan sát. Nội dung của bước này là:

– HS mô tả lại các bước công việc vừa được quan sát.

– HS làm lại các bước công việc cùng với giải thích.

– GV kiểm tra, điều chỉnh các thao tác cho HS.

Bước 4:  Học sinh luyện tập

Mục đích của bước này là HS luyện tập kỹ năng. Nội dung của bước này là: HS luyện tập; GV giám sát, kiểm tra, giúp đỡ HS.

Sau khi học sinh đã nắm vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân và giáo viên tiếp tục theo dõi để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành.

3.2. Kiểu phương pháp dạy thực hành 3 bước (thực hành theo quy trình)

Khi HS đã có một số những kỹ năng về hoạt động của nghề, nhằm luyện tập những kỹ năng cao hơn hoặc những kỹ năng cơ bản thì GV sử dụng phương pháp dạy thực hành 3 bước. Kiểu phương pháp dạy thực hành 3 bước có cấu trúc như sau:

Bước 1:  Thông tin mở đầu bài dạy

– Ổn định lớp, tạo không khí học tập;

– Gây động cơ học tập;

– Cung cấp thông tin khái quát về bài thực hành, những kiến thức sơ bộ;

– Xác định các nhiệm vụ của HS, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, quy trình, thời gian);

– Xác định các yêu cầu về chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu.

 Bước 2:  Trình bày lý thuyết và những điều kiện về bài thực hành

– GV trình bày nội dung lý thuyết về công việc thực hành: Trình bày sơ đồ nguyên lý, các bản vẽ kỹ thuật, công nghệ gia công,…

–  GV trình bày quy trình hướng dẫn luyện tập. Quy trình hướng dẫn luyện tập có nhiều dạng, song cần phải có những nội dung cơ bản sau:

+ Các điều kiện cần thiết cho việc thực hành;

+ Nội dung các bước thực hiện; hướng dẫn công nghệ; tiêu chuẩn thực hiện từng bước công việc, thời gian; dụng cụ, thiết bị cho từng bước công việc.

– Phân nhóm, giao nhiệm vụ.

– Lưu ý các vấn đề về an toàn, vệ sinh công nghiệp.

Bước 3:  Tổ chức luyện tập

– Học sinh luyện tập theo quy trình hướng dẫn.

– Giáo viên quan sát giúp đỡ.

3.3. Phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước

Sau khi học sinh đã hình thành được kỹ năng thực hành nghề qua quá trình học tập, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước để giúp cho học sinh tiếp tục hình thành được kỹ xảo nghề nghiệp dựa trên việc tự lực luyện tập. Phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước xây dựng trên cơ sở của lý thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn và thông tin tài liệu để kích thích học sinh độc lập, hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập. Các bước của phương pháp này gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin. Học sinh độc lập thu nhận thông tin để biết nội dung của công việc cần làm.

Bước 2: Lập kế hoạch làm việc. Học sinh độc lập hoặc hợp tác theo nhóm để tự lập kế hoạch làm việc cho công việc của cá nhân hay của nhóm.

Bước 3: Trao đổi chuyên môn với giáo viên. Học sinh trao đổi chuyên môn với giáo viên về việc xác định con đường hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị các phương tiện máy móc…

Bước 4: Thực hiện nhiệm vụ. Bước này học sinh tự tổ chức lao động để thực hiện nhiệm vụ của cá nhân hay của nhóm.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá. Học sinh tự kiểm tra, đánh giá về nhiệm vụ được hoàn thành có đúng như nhiệm vụ đề ra ban đầu.

Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Học sinh trao đổi chuyên môn để tổng kết kết quả đạt được, xác định những điểm nào cần phát huy, những điểm nào có thể cải tiến để làm tốt hơn cho lần sau.

Phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước đã tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập, học sinh đã thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học nên có điều kiện phát huy tối đa tinh thần tự lực, nỗ lực bản thân. Khi sử dụng phương pháp tổ chức dạy thực hành 6 bước giáo viên chỉ đóng vai trò người quan sát và tư vấn cho học sinh khi họ có nhu cầu.

Trong dạy học thực hành, phương pháp tổ chức dạy 6 bước có thể được áp dụng cho dạy học thực hành nâng cao, thực tập sản xuất và nếu khéo léo có thể sử dụng hiệu quả trong dạy học thực hành các quy trình.

Kết luận:

Trong các chương trình dạy nghề hiện nay, tỷ trọng các nội dung học tập thực hành nghề thường chiếm từ 70-80% tổng khối lượng thực hiện của chương trình. Trong đó, các nội dung dạy học thực hành (trong các môn học, mô đun) được xây dựng theo yêu cầu từ thực hành cơ bản, thực hành nâng cao và thực hành sản xuất. Do vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện các bài dạy nghề, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung và  tính chất của các bài dạy để lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học đối với các bài thực hành cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.

Nguồn giáo dục nghề nghiệp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐẢNG CHO SINH VIÊN ƯU TÚ

Chiều ngày 10/04/2023, được sự đồng ý của Ban chấp hành Đảng ủy, Chi bộ 5 – Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực đã tổ chức lễ kết nạp Đảng viên mới cho 03 quần chúng ưu tú: Sinh viên Phạm Thị Hương, sinh viên Nguyễn Thị Phương, sinh viên Cù Thị Hoa (lớp Cao đẳng Điều dưỡng chính quy khóa 11) và trao Quyết định Đảng viên chính thức cho 3 đồng chí Phạm Thị Nguyệt, Trịnh Thị Oanh, Vũ Nguyên Giáp (sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng chính quy khóa 9)

– Theo đó, 03 đồng chí được kết nạp Đảng đợt này những sinh viên tiêu biểu, cán bộ Đoàn năng động, nhiệt huyết trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện đã khẳng định bản thân, có thành tích trong học tập và công tác, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

– Tại buổi Lễ kết nạp, đồng chí Nguyễn Thị Hoa – Bí thư Chi bộ chúc mừng cá nhân các đồng chí Đảng viên mới sau một thời gian được bồi dưỡng, thử thách đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí bày tỏ mong muốn các đồng chí Đảng viên mới sẽ tiếp tục giữ gìn phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, là tấm gương sáng trong học tập, nghiên cứu. Đồng thời, phát huy năng lực hơn nữa để cùng chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng Đảng ủy Tổng công ty ngày càng phát triển.

Một số hình ảnh tại buổi lễ.

 

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỢP LỰC LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2022 – 2023; TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN KHÓA 10 VÀ KỈ NIỆM 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Chiều ngày 19/11/2022, Trường Cao Đẳng Y dươc Hợp Lực long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022 – 2023; Trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên khóa 10 (Niên khóa 2019 – 2022) và kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022).

Về dự lễ khai giảng có: Bà Vũ Thị Hương – Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội; GS.TS Nguyễn Văn Đệ – Ủy viện UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực; Ông Nguyễn Thế Hùng – Ủy viên Hội y tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến; TS. Nguyễn Văn Thành – Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty; Lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh; Cơ quan báo chí; Lãnh đạo HĐQT Tổng Công ty; Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực.

Về phía Nhà trường có: Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch HĐQT nhà trường; TTƯT- BSCKII Lê Văn Bằng – Hiệu trưởng nhà trường; ThS. Nguyễn Thị Hoa – Phó Hiệu trưởng nhà trường; ThS. Nguyễn Văn Lâm – Phó Hiệu trưởng nhà trường; các đồng chí trong Ban giám hiệu; Lãnh đạo khoa/phòng; Trung tâm; các giảng viên và các em sinh viên đại diện hơn 1.300 viên nhà trường

Thực hiện lời di chúc của Bác Hồ đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đầu tư mọi nguồn lực để đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển nhanh, bền vững đáp ứng với xu thế hội nhập toàn cầu. TTƯT- BSCKII Lê Văn Bằng – Hiệu trưởng nhà trường đọc Thư Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục nhân kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam nhân ngày khai giảng năm học mới

Thay mặt Ban giám hiệu, Ths. Nguyễn Thị Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực đã gửi lời chúc mừng tới các em tân sinh viên khóa 13. Trong năm học 2021 – 2022 là một năm học vô cùng khó khăn đối với ngành giáo dục cả nước nói chung và Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực nói riêng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nhà trường đã nhanh chóng thay đổi phương pháp dạy học và quản lí giáo dục đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép “Vừa đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo, Vừa phòng chống hiệu quả dịch Covid -19”. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp tục phát huy bề dày lịch sử hơn 13 năm xây dựng và phát triển với những thành tích đáng tự hào.

Trong công tác tuyển sinh: Nhà trường luôn dẫn đầu trong công tác tuyển sinh trong khối trường tư thục toàn tỉnh, với sự uy tín của nhà trường, mặc dù công tác tuyển sinh còn gặp nhiều khó khăn nhưng các năm 2020, 2021, 2022 nhà trường đều hoàn thành chỉ tiêu được giao của Sở Lao động thương binh và xã hội.

Phong trào VHVN – TDTT: Tập thể sinh viên nhà trường tham gia tích cực hoạt động phong trào của Tổng Công ty, đơn vị tổ chức, nhiều thành tích đáng tự hào, như: năm giải nhất liên hoan tiếng hát Doanh nhân các năm 2015 – 2019; Giải nhì cuộc thi sáng tạo không gian làm việc ngày doanh nhân Việt Nam; Giải nhất cuộc thi chạy tiếp sức gia đình ngày 01/6; Giải nhất cuộc thi thời trang tái chế; 02 giải ba cuộc thi chạy Việt dã do Đoàn Thanh niên Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

Công tác an sinh xã hội: Nhà trường nhiều năm có những hoạt động hết sức nghĩa đó là chia sẻ khó khăn với nhân dân vùng cao vùng lũ lụt. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cán bộ giáo viên, sinh viên tham gia vào chương trình ủng hộ, tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 và 02 giáo viên được Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen; 03 giáo viên được Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển ngành y tế Việt Nam. Đặc biệt 2 sinh viên được Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội tặng bằng khen về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Công tác phát triển Đảng trong sinh viên: Chi bộ nhà trường đã kết nap, giới thiệu 5 sinh viên vào hàng ngũ của Đảng và 25 sinh viên là những quần chúng ưu tú tiếp nối tiếp truyền thống của chi bộ nhà trường.

Bà Vũ Thị Hương – Giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội ghi nhận và biểu dương những thành tích mà thầy và trò nhà trường đạt được trong năm học qua. Trường cần tiếp tục quán triệt tư tưởng; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, phát huy thế mạnh của Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, từ trang thiết bị hiện đại đến trình độ chuyên môn, tác phong làm việc của các thầy thuốc, nhân viên của Bệnh viện.

Tại Lễ khai giảng TS. Nguyễn Văn Thành – Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty chúc mừng tập thể Cán bộ, giáo viên, Sinh viên nhà trường. Mặc dù năm học vừa qua gặp không ít khó khăn do đại dịch Covid – 19, nhưng thầy trò nhà trường đã quyết tâm vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hi vọng rằng Hội đồng quản trị nhà trường, Ban giám hiệu sẽ phát huy thế mạnh mô hình đào tạo Viện – Trường kết hợp, phấn đầu trở thành trường Đại học tư thục đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa theo đúng đề án chủ trường Hội đồng Quản trị Tổng Công ty đề ra. Đồng thời TS. Nguyễn Văn Thành cũng gửi lời chúc mừng Ban giám hiệu và tập thể các thầy cô giáo nhà trường nhân kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Ngay sau Lễ khai giảng, lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên khóa 10 (Niên khóa 2019 – 2022). Trải qua thời gian 3 năm học tập dưới mái Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực, sinh viên nhà trường không chỉ được học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai. Trong số 303 sinh viên được xét tốt nghiệp, trong đó có 110 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi (chiếm tỷ lệ 36,3%), 193 sinh viên loại khá 63,7%). Thành quả này là minh chứng cho sự không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện của các em sinh viên suốt ba năm dưới mái trường. Hi vọng sau khi có được bằng tốt nghiệp, tất cả các em sẽ chính thức cống hiến sức trẻ, sự năng động, nhiệt huyết cùng với kiến thức, kỹ năng đã được học góp phần vào công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đặc biệt, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam ký quyết định tặng 05 kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển y tế tư nhân Việt Nam; Hội đồng quản trị Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực cũng ký quyết định tặng 10 giấy khen cho Cán bộ, giáo viên có thành tích “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021 – 2022”; 30 giấy khen cho sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện khóa X và Ban chấp hành đoàn Thanh niên Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực cũng tặng giấy khen cho 10 đồng chí đoàn viên “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên năm học 2021 – 2022”.

GS.TS Nguyễn Văn Đệ – Ủy viện UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực đã chúc mừng tân cử nhân khóa 10, đây là thành quả xứng đáng nhận được sau những tháng ngày miệt mài nỗ lực trong học tập dưới mái trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực. Bên cạnh những lời chúc mừng GS.TS Nguyễn Văn Đệ cũng mong rằng sau khi ra trường các em sẽ lựa chọn các cơ sở, công ty, doanh nghiệp uy tín để cống hiện làm việc, trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, thích ứng nhanh với cuộc sống, nhằm khẳng định năng lực chuyên môn của mình. Phấn đấu, cải tiến trong học tập, tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện để cống hiến, phục vụ nhân dân, vượt qua những định kiến, tư tưởng ích kỷ, đố kỵ và đề cao tinh thần bao dung giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ.


Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực

Địa chỉ: 595 Nguyễn Chí Thanh, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại: 84 237 3854848

Email: cdyd@hoplucgroup.com

Website: http://cdyduochopluc.edu.vn

Một số hình ảnh tại buổi lễ

 

 

 

Chương trình đào tạo cao đẳng liên thông ngành Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực

         Tên ngành, nghề đào tạo:   Dược

          Mã ngành, nghề: 6720201

          Trình độ đào tạo: Cao đẳng

          Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

Đối tượng tuyển sinh:

+ Người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề và bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

+ Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông thì phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề có nhu cầu học liên thông để có bằng tốt nghiệp cao đẳng thứ hai.

          Chức danh công nhận sau khi tốt nghiệp: Cử nhân thực hành Dược

          Thời gian đào tạo toàn khóa: 18 tháng

          Phương thức đào tạo: Tín chỉ

Mã MĐ

Tên mô-đun

Thời gian học tập (giờ)

Số

Tín

Chỉ

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I.  Các Môđun chung/ đại cương

 

 

 

 

 

MĐ01

Giáo dục chính trị

3

45

26

16

3

MĐ02

Pháp luật

1

17

12

4

1

MĐ03

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

MĐ04

Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

45

19

23

3

MĐ05

Tin học

2

45

14

29

2

MĐ06

Tiếng Anh

2

45

14

29

2

Cộng

11

227

89

125

13

II. Các Mô – đun chuyên môn ngành

1

Mô – đun cơ sở ngành

 

Tổng

Số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ07

Tiếng anh chuyên ngành

2

45

14

29

2

MĐ08

Vật lý đại cương

1

15

14

0

1

MĐ09

Toán cao cấp – Thống kê y dược

1

15

14

0

1

MĐ10

Sinh học và di truyền

2

45

14

29

2

MĐ11

Hóa học đại cương vô cơ

2

45

14

29

2

MĐ12

Vi sinh – Ký sinh trùng

2

45

14

29

2

MĐ13

Giải phẫu sinh lý

3

75

14

59

2

MĐ14

Hóa hữu cơ

2

45

14

29

2

MĐ15

Hóa phân tích

2

45

14

29

2

MĐ16

Hóa sinh

2

45

14

29

2

Cộng

19

420

140

262

18

2

Mô – đun chuyên ngành

 

 

 

 

 

MĐ17

Thực vật dược – Đọc viết tên thuốc

2

45

14

29

2

MĐ18

Bệnh học

2

60

14

44

2

MĐ19

Hóa dược

4

90

29

58

3

MĐ20

Dược liệu

4

90

29

58

3

MĐ21

Dược lý

4

90

29

58

3

MĐ22

Bào chế

4

90

29

58

3

MĐ23

Kiểm nghiệm

2

45

14

29

2

MĐ24

Quản lý tồn trữ

1

15

14

0

1

MĐ25

Dược lâm sàng

3

75

14

58

3

MĐ26

Kinh tế dược

2

45

14

29

2

MĐ27

Đảm bảo chất lượng thuốc

1

15

14

0

1

MĐ28

Pháp chế dược – Tổ chức quản lý dược

3

75

14

59

2

MĐ29

Dược học cổ truyển

2

45

14

29

2

Cộng

34

780

242

509

29

3

Mô – đun tự chọn

MĐ30

Kỹ năng giao tiếp và tư vấn dược

1

15

14

0

1

Marketting dược

1

15

14

0

1

Quản trị – Kinh doanh dược

1

15

14

0

1

Cộng

1

15

14

0

1

4

Thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp

MĐ31

Thực tế ngành và thực tập tốt nghiệp

5

225

0

225

0

MĐ32

Ôn và thi tốt nghiệp

5

195

15

180

0

Cộng

9

375

15

360

0

Tổng cộng

75

1862

500

1301

61

Chương trình đào tạo y sỹ đa khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực

Tên ngành, nghề: Y sỹ đa khoa

Mã ngành, nghề: 5720101

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Chức danh công nhận sau khi tốt nghiệp: Y sỹ

Thời gian đào tạo toàn khóa: 24 tháng

Phương thức đào tạo: Tập trung

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp được thiết kế để đào tạo y sỹ có kiến thức, kỹ năng chuyên môn y học ở trình độ trung cấp, từ đó có cơ sở học thêm chương trình đào tạo chuyên ngành để làm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh; có đủ sức khoẻ; không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

Chương trình khoá học bao gồm các nội dung cơ bản về Chính tri; Tin học; Ngoại ngữ; Giáo dục thể chất; Giáo dục pháp luật; Giáo dục quốc phòng; Giải phẫu – sinh lý; Vi sinh – ký sinh trùng; Dược lý; Dinh dưỡng – VSATTP; Vệ sinh phòng bệnh; Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ; Quản lý và tổ chức y tế; Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng. Các học phần chuyên môn như: Bệnh nội khoa; Bệnh ngoại khoa; Sức khoẻ trẻ em; Sức khoẻ sinh sản; Bệnh truyền nhiễm – xã hội; Bệnh chuyên khoa; Y tế công cộng; Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng. Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn và thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng, được bố trí thành những học phần riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu quả.

Học xong chương trình này, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành người cán bộ y tế, có khả năng quản lý, khám và điều trị một số bệnh thông thường theo quy định, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người y sỹ có thể học liên thông lên trình độ Đại học theo các quy định hiện hành của pháp luật.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

*Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo khóa học:

– Số lượng môn học: 26

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 85 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ

– Khối lượng các môn học chuyên môn: 2190 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 555 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1837 giờ

*Nội dung chương trình:

MH

Tên môn học

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghim/bài tập/thảo lun

Thi/ Kiểm tra

I.

Các môn học chung

12

255

94

148

13

MĐ01

Chính trị

2

30

15

13

2

MĐ02

Quốc phòng và An ninh

2

45

21

21

3

MĐ03

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

MĐ04

Ngoại Ngữ

4

90

30

56

4

MĐ05

Pháp luật

1

15

9

5

1

MĐ06

Tin học

2

45

15

29

1

II.

Các môn học chuyên môn

73

2190

461

1689

45

II.1

Môn học cơ sở ngành

19

375

186

174

15

MĐ07

Giải phẫu – sinh lý

5

105

43

58

4

MĐ08

Vi sinh – ký sinh trùng

2

30

29

0

1

MĐ09

Dược lý

2

30

29

0

1

MĐ10

Dinh dưỡng – VSATTP

2

45

14

29

2

MĐ11

Điều dưỡng cơ bản – KTĐD

3

60

29

29

2

MĐ12

Kỹ năng giao tiếp – GDSK

2

45

14

29

2

MĐ13

Vệ sinh – phòng bệnh

2

45

14

29

2

MĐ14

Quản lý tổ chức y tế

1

15

14

0

1

II.2

Môn học chuyên ngành

54

1815

275

1510

30

MĐ15

Bệnh nội khoa

7

225

44

178

3

MĐ16

Bệnh Ngoại khoa

6

210

29

178

3

MĐ17

Sức khỏe trẻ em

6

210

29

178

3

MĐ18

Sức khỏe sinh sản

6

210

29

178

3

MĐ19

Bệnh truyền nhiễm – XH

5

165

29

134

2

MĐ20

Phục hồi chức năng

2

45

14

29

2

MĐ21

Y học cổ truyền

4

135

14

118

3

MĐ22

Bệnh chuyên khoa

4

120

28

88

4

MĐ23

Y học cộng đồng

2

45

14

29

2

MĐ24

Thực tập tại cộng đồng

2

90

0

88

2

MĐ25

Thưc tập tốt nghiệp

5

225

0

222

3

MĐ26

Ôn và thi tốt nghiệp

5

135

45

90

0

Tng cộng

85

2445

555

1837

58

Chương trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực

Ngành đào tạo:   Điều dưỡng

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Mã ngành: 6720301

Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Chức danh công nhận sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Điều Dưỡng

Thời gian đào tạo toàn khóa:  3 năm

Phương thức đào tạo: Tín chỉ

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH NGHỀ

Điều dưỡng trình độ cao đẳng là ngành nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Điều dưỡng là người đảm nhận việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi và hỗ trợ cho bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu. Phạm vi công việc của điều dưỡng khác nhau tùy theo các cơ sở y tế, vị trí việc làm. Tuy nhiên, công việc chủ yếu chung nhất của nghề điều dưỡng là: điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng.

Để hành nghề, người điều dưỡng phải có sức khỏe tốt, có ý đức, có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.

Khối lượng kiến thức: 3090giờ (tương đương 112 tín chỉ).

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

*Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo của khóa học.

– Số lượng mô đun: 40

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học:  112 tín chỉ

– Khối lượng các mô đun chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các mô đun chuyên môn: 2625 giờ

– Khối lượng  lý thuyết: 757 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 2246 giờ

– Thời gian đào tạo:  3 năm.

*Nội dung chương trình:

Mã MĐ

Tên Mô – đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/ Kiểm tra

I

Các Mô đun chung

19

435

157

255

23

MĐ01

Chính trị

4

75

41

29

5

MĐ02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MĐ03

Giáo dục thể chất

2

60

05

51

04

MĐ04

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

3

75

36

35

04

MĐ05

Tin học

3

75

15

58

2

MĐ06

Tiếng Anh

5

120

42

72

06

II

Các Mô đun chuyên môn

91

2625

571

1991

63

II.1

Các Mô đun cơ sở ngành

21

450

169

262

19

MĐ07

Vật lý đại cương và lý sinh

2

45

14

29

2

MĐ08

Toán cao cấp – Thống kê y dược

2

45

14

29

2

MĐ09

Sinh học và Di truyền

2

45

14

29

2

MĐ10

Hoá học

2

30

28

0

2

MĐ11

Vi sinh vật – Ký sinh trùng

2

45

14

29

2

MĐ12

Giải phẫu – Sinh lý

4

90

29

59

2

MĐ13

Sinh lý bệnh-Miễn dịch

2

45

14

29

2

MĐ14

Dược lý

2

45

14

29

2

MĐ15

Hoá sinh

1

15

14

0

1

MĐ16

Tiếng Anh chuyên ngành

2

45

14

29

2

II.2

Mô đun chuyên ngành

70

2175

402

1729

44

MĐ17

Điều dưỡng cơ sở I

4

90

29

59

2

MĐ18

Điều dưỡng cơ sở II

4

90

29

59

2

MĐ19

Giáo dục sức khỏe-nâng cao sức khỏevà hành vi con người

1

15

14

0

1

MĐ20

Sức khỏe-môi trường và vệ sinh

2

45

14

29

2

MĐ21

Dinh dưỡng-Tiết chế

1

15

14

0

1

MĐ22

Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm

2

45

14

29

2

MĐ23

Tổ chức y tế

1

15

14

0

1

MĐ24

Y học cổ truyền

3

90

14

73

3

MĐ25

Phục hồi chức năng

3

90

14

73

3

MĐ26

Chăm sóc người bệnh cấp cứu và hồi sức tích cực

2

60

14

44

2

MĐ27

Chăm sóc người lớn và bệnh nội khoa

7

255

29

223

3

MĐ28

Chăm sóc người lớn và bệnh ngoại khoa

7

255

29

223

3

MĐ29

Chăm sóc sức khỏe trẻ em

6

210

29

178

3

MĐ30

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình

6

210

29

178

3

MĐ31

Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn

3

105

14

89

2

MĐ32

Chăm sóc sức khỏe người bệnh cao tuổi

2

60

14

44

2

MĐ33

Điều dưỡng chuyên khoa

4

120

29

89

2

MĐ34

Quản lý điều dưỡng

2

45

14

29

2

MĐ38

Thực tế cộng đồng

2

90

0

88

2

MĐ39

Thực tập tốt nghiệp

3

135

0

132

3

MĐ40

Ôn và thi tốt nghiệp

5

135

45

90

0

III.3

Mô đun tự chọn (chọn 1 trong 3 môn)

2

30

29

0

1

MĐ35

Thực hành nghiên cứu khoa học

2

30

29

0

1

MĐ36

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

2

30

29

0

1

MĐ37

Giao tiếp và thực hành lâm sàng điều dưỡng

2

30

29

0

1

Tổng toàn khóa

112

3090

757

2246

87

Chương trình đào tạo cao đẳng dược chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG DƯỢC

Tên ngành, nghề đào tạo:   Dược

          Mã ngành, nghề: 6720201

          Trình độ đào tạo: Cao đẳng

          Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

            Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

          Chức danh công nhận sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Dược

          Thời gian đào tạo toàn khóa: 3 năm

          Phương thức đào tạo: Tín chỉ

 Giới thiệu chung về ngành, nghề

Dược trình độ cao đẳng là ngành, nghề liên quan tới thuốc và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Các công việc chủ yếu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc; bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề Dược trình độ cao đẳng gồm 5 lĩnh vực: Đảm bảo và kiểm tra chất lượng thuốc; Sản xuất, pha chế thuốc; Bảo quản thuốc; Quản lý và cung ứng thuốc; Dược bệnh viện tương ứng với 10 vị trí việc làm phổ biến. Mỗi vị trí việc làm có phạm vi công việc và nhiệm vụ đặc thù riêng như:

– Kiểm nghiệm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm: lấy và xử lý mẫu; hủy mẫu kiểm nghiệm; kiểm tra chất lượng mẫu; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và quản lý hoạt động thử nghiệm;

– Đảm bảo chất lượng: giám sát, kiểm tra quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm theo các qui trình chuẩn;

– Bán lẻ thuốc: kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, tư vấn lựa chọn, hướng dẫn sử dụng và bán thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường-dược liệu, chốt đơn hàng, số lượng hàng hóa đã bán…;

– Chủ quầy thuốc: chọn địa điểm mở quầy, trang thiết bị, các mặt hàng kinh doanh; lựa chọn nhà cung cấp; quyết định đến chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế; quyết định tuyển dụng, tổ chức nhân sự tại quầy thuốc, bán lẻ thuốc-mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu…;

– Kho dược và vật tư y tế: nhập – xuất, sắp xếp, bảo quản thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế; giao hàng, xử lý thuốc bị trả về hoặc thu hồi; thực hiện lao động trong kho, vệ sinh, an toàn kho; kiểm tra, kiểm soát thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng…;

– Thủ kho dược và vật tư y tế: ngoài nhiệm vụ của một nhân viên kho, thủ kho thực hiện công việc tổ chức lao động trong kho; quản lý thuốc – mỹ phẩm- thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất, các loại thiết bị…;

– Marketing – giới thiệu thuốc: phát triển thị trường, giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp dược tới cán bộ y tế của cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc, quầy thuốc…;

– Công tác dược tại cơ sở y tế: lập dự trù, kiểm nhập, sắp xếp, bảo quản, cấp phát thuốc – hóa chất – vật tư y tế – dược liệu ; kiểm kê kho; theo dõi, thống kê, báo cáo số liệu thuốc – hóa chất – vật tư y tế – dược liệu; pha chế và kiểm tra chất lượng thuốc; nghiệp vụ dược; bán lẻ thuốc – mỹ phẩm-thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu tại nhà thuốc bệnh viện.

Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm thuốc – mỹ phẩm-thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu, sử dụng, vận hành thiết bị máy móc có độ chính xác cao đòi hỏi người làm nghề dược luôn phải tỷ mỷ, chính xác, thận trọng, thái độ trung thực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Đối với công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là cán bộ y tế, bệnh nhân đòi hỏi người làm nghề ngoài việc nắm chắc kiến thức về thuốc, còn phải rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết trình chuyên nghiệp.

Khối lượng kiến thức: 2.835 giờ (tương đương 112 tín chỉ).

 

Mã MĐ

Tên mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/ Kiểm tra

I

Các mô đun chung

19

435

157

255

23

MĐ01

Chính trị

4

75

41

29

5

MĐ02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MĐ03

Giáo dục thể chất

2

60

05

51

4

MĐ04

Giáo dục quốc phòng và an ninh

3

75

36

35

4

MĐ05

Tin học

3

75

15

58

2

MĐ06

Ngoại ngữ

5

120

42

72

6

II

Các mô đun chuyên môn

93

2400

587

1755

58

II.1

Các mô đun cơ sở ngành

22

495

155

320

20

MĐ07

Vật lý đại cương

2

45

14

29

2

MĐ08

Toán cao cấp – Thống kê y dược

2

45

14

29

2

MĐ09

Sinh học và Di truyền

2

45

14

29

2

MĐ10

Hoá học đại cương – vô cơ

2

45

14

29

2

MĐ11

Vi sinh – Ký sinh trùng

2

45

14

29

2

MĐ12

Giải phẫu – Sinh lý

3

60

29

29

2

MĐ13

Hoá hữu cơ

2

45

14

29

2

MĐ14

Hóa phân tích

3

75

14

59

2

MĐ15

Hoá sinh

2

45

14

29

2

MĐ16

Tiếng anh chuyên ngành dược

2

45

14

29

2

II.2

Mô đun chuyên ngành

69

1815

418

1360

37

MĐ17

Thực vật dược – Đọc và viết tên thuốc

4

90

29

58

3

MĐ18

Bệnh học

4

120

29

89

2

MĐ19

Hóa dược

4

90

28

58

4

MĐ20

Dược liệu

5

120

28

88

4

MĐ21

Dược lý 1

4

90

29

58

3

MĐ22

Dược lý 2

4

90

29

58

3

MĐ23

Bào chế 1

4

90

29

59

2

MĐ24

Bào chế 2

4

90

29

59

2

MĐ25

Kiểm nghiệm

4

90

29

59

2

MĐ26

Quản lý tồn trữ thuốc

2

45

14

29

2

MĐ27

Dược lâm sàng

4

120

29

89

2

MĐ28

Kinh tế dược

3

75

14

59

2

MĐ29

Đảm bảo chất lượng thuốc

2

45

14

29

2

MĐ30

Pháp chế dược – Tổ chức quản lý dược

4

90

29

59

2

MĐ31

Dược học cổ truyền

5

120

29

89

2

MĐ32

Thực tế ngành và Thực tập tốt nghiệp

8

360

0

360

0

II.3

Mô đun tự chọn (chọn 1 trong 3 môn)

2

30

29

0

1

MĐ33

Kỹ năng giao tiếp và tư vấn dược

2

30

29

0

1

MĐ34

Maketting dược

2

30

29

0

1

MĐ35

Quản trị – Kinh doanh dược

2

30

29

0

1

II.4

Thi Tốt nghiệp

4

150

15

150

0

MĐ36

Ôn và thi tốt nghiệp

4

150

15

150

0

Tổng toàn khóa

112

3060

789

2189

82

Liên hệ